Việc làm trắc địa công trình tưởng khó khăn và phức tạp nhưng thật nếu theo đúng quy trình sẵn có, công việc này có thể rất thú vị và mang lại nhiều lợi ích cho kỹ sư. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề này bạn nhé!
I - Trắc địa là gì?
Trắc địa là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta nên tìm hiểu lĩnh vực trắc địa này là gì. Trắc địa hay việc làm trắc đạc là việc yêu cầu các kỹ sư phải đo đạc công trình rồi xử lý dữ liệu để mô phỏng chúng trên mặt phẳng là những bản đồ. Việc làm trắc địa công trình yêu cầu mô phỏng lại địa điểm thi công trên hệ tọa độ xyz với chiều rộng, chiều dài và chiều cao kèm theo phương hướng của địa hình trên mặt đất trên một hệ quy chiếu cố định. Sản phẩm của quá trình trắc địa có thể được dùng cho nhiều công việc khác nhau.
II - Việc làm trắc địa là làm gì?
Kỹ thuật trắc địa việc làm trắc đạc liên quan đến bản đồ hoặc khảo sát, là một nhánh của khoa học Trái Đất. Hiểu rõ hơn và cụ thể hơn là đo đạc và xử lý số liệu điều tra địa hình, trái đất và vẽ bản đồ trên giấy về kích thước và tỷ lệ tại thời điểm đo đạc. Hơn nữa, trắc địa có thể được hiểu là đo tọa độ vị trí và độ cao, hình dạng và kích thước theo phương pháp và định hướng của địa hình mặt đất để căn chỉnh cho đúng tỷ lệ. Đây là công việc có từ lâu đời, được du nhập từ các nước Châu Âu, nơi mà các kỹ sư trắc địa đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực xây dựng.
Để tuyển kỹ sư trắc địa công trình, nhà tuyển dụng ở Việt Nam thường yêu cầu kỹ sư có am hiểu về nhiều chuyên ngành trắc địa càng tốt. Trong đó, các lĩnh vực được chia ra là: bản đồ địa hình quốc gia, nghiên cứu và quy hoạch, thiết kế và triển khai xây dựng, quản lý đất đai và tài nguyên khoáng sản, quản lý rừng biến đổi khí hậu, quản lý giao thông, viễn thông, thủy lợi, điện...
Có thể thấy kỹ sư trắc địa yêu cầu tương đối cao về mặt trình độ, kỹ năng chuyên môn. Để nâng cao tầm nhìn và kỹ năng trong ngành, Kỹ sư trắc địa là gì? Những điều cơ bản vào nghề chắc chắn là kiến thức bạn không nên bỏ qua.
Việc làm trắc địa thường là những công việc sau đây:
1. Lập phương án và kế hoạch trắc địa
Tùy vào từng dự án khác nhau mà việc làm trắc địa sẽ bắt buộc phải làm những nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung, với công việc này, kỹ sư sẽ phải lập phương án thi công hợp lý, lên kế hoạch trắc địa để đo chính xác các đặc điểm địa hình nổi bật của địa điểm thi công công trình. Từ phương án kế hoạch rõ ràng được lập ra từ trước, kỹ sư sẽ thực hiện công việc đo đạc một cách chuẩn xác và chuyên nghiệp, tránh được những sai sót đáng có.
2. Thu thập số liệu trắc địa
Sau khi đã có bản dự trù phương pháp và kế hoạch trắc địa từ trước, việc làm trắc địa tiếp theo là khảo sát địa hình, tiến hành đo trực tiếp để lấy số liệu thực tế tại công trình.
Trong quá trình này, việc làm trắc địa là cần sử dụng các thiết bị máy móc chuyên ngành một cách thuần thục để thu nhập chính xác các số liệu liên quan đến địa điểm thi công. Từ đó, họ sẽ tiến hành phân tích, xử lý số liệu để phục vụ cho phần tiếp theo của dự án.
3. Giám sát công trình, dự án trong quá trình thi công
Khi thi công dự án, các kỹ sư thực hiện việc làm trắc địa phải tiến hành đánh dấu những điểm cần thiết, kiểm tra các mốc cọc, giám sát để đảm bảo dự án đang được thi công theo đúng bản vẽ trước đó của chủ thầu.
Ngoài ra, họ còn cần thực hiện việc làm trắc địa bằng cách đo đạc, quan sát các biến đổi trắc địa khi quá trình thi công được diễn ra. Từng thay đổi nhỏ trong trắc địa phải được quan sát tỉ mỉ, chi tiết khi dự án được xây dựng. Việc giám sát này giúp phát hiện sớm các nguy cơ về địa chất có thể xảy ra khi công trình triển khai để tránh gây tổn thất về người và của.
4. Hỗ trợ hoạt động quy hoạch
Khi tiến hành xây dựng, kỹ sư đảm nhận việc làm trắc địa còn cần chịu trách nhiệm với các thông tin nghiên cứu về đất nền và các số liệu đã được thu thập thực tế để xác định những nguy cơ có thể xảy ra. Ngoài ra, họ cũng cần xác định ranh giới giữa các khu vực đất đai, vùng nước hay vùng trời.
Việc làm trắc địa còn bao gồm việc lên kế hoạch khảo sát hiện trường đất đai thường xuyên để lập bản đồ báo cáo cho các bộ phận khác nhau trong công trình.
Họ còn cần trực tiếp trình bày các nghiên cứu của mình cho chủ thầu và ban giám đốc hoặc các bên đối tác liên quan để được duyệt phương án thi công.
5. Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến luật pháp
Khi tiến hành xét xử các vụ án có liên quan đến tranh chấp đất đai, kỹ sư trắc địa còn cần cung cấp số liệu đã thu thập được làm bằng chứng cho những phương án xét xử tiếp theo của hội đồng xử án.
6. Nghiên cứu tài nguyên đất
Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất, kỹ sư phụ trách việc làm trắc địa là người kiểm tra, phân tích thành phần và cấu trúc của các lớp đất bằng cách thu thập, kiểm tra, đo đạc, phân loại các loại đất, đá, khoáng sản và các hóa thạch đã phát hiện.
Việc làm trắc địa của họ cũng bao gồm thực hiện lập bản đồ địa chất và lập bản đồ khu vực liên quan đến hoạt động khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản dựa trên diện tích đất thực tế hoặc kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, khi tuyển kỹ sư trắc địa công trình, nhà thầu sẽ yêu cầu họ có thể xác định và ước tính trữ lượng khoáng sản, nguồn nước, trữ lượng dầu mỏ dựa trên ảnh máy bay và kết quả của hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực tế.
7. Quản lý dữ liệu trắc địa
Kỹ sư phụ trách việc làm trắc địa có trách nhiệm lưu trữ và quản lý các hồ sơ dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát một cách khoa học và hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu sau này.
Việc làm trắc địa là công việc gian nan, cam khổ, vất vả, phải chịu các tác động trực tiếp từ môi trường thiên nhiên như mưa, nắng, gió,... Vì vậy, người làm việc này nên có sức khỏe bền bỉ, tâm lý không ngại việc khó và sẵn sàng đi công tác xa nhà nếu được điều đi.
III - Các chuyên ngành của việc làm trắc địa
Việc làm trắc địa chia thành các chuyên ngành sau:
Trắc địa bản đồ: Đo đạc và lập bản đồ các loại bản đồ dân dụng như địa chính, địa hình, quy hoạch xây dựng chủ yếu phục vụ cho mục đích quân sự.
Trắc địa công trình: Khảo sát thiết kế công trình, triển khai bản vẽ thiết kế kỹ thuật mặt bằng, phục vụ thi công và giám sát thi công theo thiết kế, quan trắc chuyển động và biến dạng của công trình trong quá trình thi công, cốt nền công trình, tuổi công trình. Kỹ sư cần sử dụng một cách thành thạo các dụng cụ đo lường như máy thủy bình, máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy đo laser, máy định vị GPS và máy quét laser thế hệ tân tiến nhất để quét địa điểm và ghi lại tình trạng hiện tại của dự án.
Trắc địa mỏ
Trắc địa cao cấp: Quy mô đo đạc là diện tích toàn cầu.
Viễn thám: Kỹ sư có thể vẽ hàng không hoặc đo vẽ thềm lục địa dưới đáy các đại dương lớn bằng tàu biển. Công cụ hỗ trợ kèm theo là máy ảnh, thiết bị siêu âm, rada.
Trắc địa ảnh: Từ những hình ảnh được ghi lại trước đó, việc làm trắc địa cần xử lý địa trắc lại.
Định vị GPS: Đo đạc bằng vệ tinh địa tĩnh.
Hệ thống địa lý GIS: Từ cơ sở dữ liệu địa lý đã có, kỹ sư phải tiến hành xử lý dữ liệu.
Trắc địa biển.
IV - Yêu cầu của việc làm trắc địa
Khi tuyển dụng kỹ sư trắc địa, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu những điều sau:
Kỹ sư trắc địa phải là người có kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng công việc. Sử dụng thành thạo các hoạt động của các loại máy đo lường.
- Các công cụ hỗ trợ trắc địa cần đảm bảo chất lượng tuyệt đối để đưa ra các kích thước, tỷ lệ có độ chính xác cao và khả năng tương tác dễ dàng tương tác hiệu quả. Đây là những yếu tố bắt buộc đối với một kỹ sư trắc địa
Hiểu kỹ thuật trắc địa: Nếu bạn hiểu về kỹ thuật trắc địa, thì khi tiến hành thi công xây dựng, bạn có thể thực hiện các phép đo quan trọng một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Độ chính xác cao từ các phép tính sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và đảm bảo an toàn cho công trình thi công.
Thành thạo sử dụng các máy điện tử trắc địa: Máy móc trắc địa là cánh tay trợ giúp đắc lực với việc làm trắc địa. Chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức với mức độ tiện dụng và chính xác của nó. Biết sử dụng thành thạo chúng sẽ giúp công việc của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Khi tuyển kỹ sư trắc địa làm việc tại nước ngoài, nhà tuyển dụng còn yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh của ứng viên.
Nếu bạn đáp ứng được cả những yêu cầu này thì công việc khảo sát tại cơ sở của bạn sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Vì vậy, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trắc địa cần lưu ý những điểm này để đảm bảo việc đo đạc được thực hiện vì lợi ích của công ty, công ty đối tác và chính doanh nghiệp của mình.
V - Thực trạng việc làm trắc địa tại Việt Nam
Việc làm trắc địa ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm khó khăn và chưa được phát triển so với các nước lân cận. Với chuyên ngành liên quan đến khoa học này, các kỹ sư trắc địa phải có trình độ chuyên môn liên quan đến quân sự và dân sự.
Khi làm việc cùng quân đội, các kỹ sư khảo sát hỗ trợ các ủy ban chỉ huy lập kế hoạch hoạt động quy mô lớn, lập kế hoạch tấn công và phản công, tìm cách vận chuyển vũ khí và điều động quân đội.
Đối với công việc dân sự, trắc địa đóng một vai trò quan trọng trong thủy lợi, công nghiệp, thủy điện và giao thông, bến cảng, v.v.
Có thể nói, ngành đo đạc và bản đồ có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quân sự và dân sự, với khối lượng công việc lớn, đặc thù đa dạng. Ngày nay, với các bạn sinh viên thuộc ngành trắc địa tìm việc trắc địa công trình, chỉ cần các bạn chịu khó và có đạo đức nghề nghiệp, cánh cửa của nhà tuyển dụng sẽ rộng mở với các bạn.
VI - Kết luận
Việc làm trắc địa ở Việt Nam vẫn là một ngành nghề có tiềm năng phát triển đa dạng trong tương lai. Đất nước ta đang đi vào kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ với nhiều công trình thi công hiện đại cần đến sự trợ giúp của các kỹ sư có tay nghề và đạo đức làm việc tốt. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc mà bạn gặp phải.