Kỹ thuật trắc địa bản đồ đang là một ngôi sao đi lên trong những ngành triển vọng tại Việt Nam và trên thế giới. Ngành này có nhiều ứng dụng tại những lĩnh vực tưởng chừng rất xa vời như: thám hiểm, địa chính, thám hiểm đại dương, vệ tinh,...
Vậy ngành nghề này sẽ phải làm công việc gì? Môi trường yêu cầu những gì và tương lai nghề nghiệp ra sao. Hãy cùng tìm hiểu về ngành này nhiều hơn trong bài viết bên dưới.
I - Ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ là gì?
Kỹ thuật trắc địa bản đồ là một ngành có thể gọi là “khá non trẻ” ở Việt Nam. Nó được xếp vào những ngành thuộc Khoa học Trái Đất. Kỹ sư tại ngành này yêu cầu cao về khả năng thu thập, phân tích và thể hiện những thông tin mình thu thập được thành không gian trên mặt phẳng của giấy. Từ đó, sử dụng những công nghệ tiên tiến, máy móc hiện tại, kết quả của công việc sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ phát triển kinh tế đến xây dựng xã hội giàu mạnh hơn.
Trắc địa là cơ sở để thực hiện những công việc liên quan đến ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ. Vậy trước khi muốn tìm hiểu rõ về ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, hãy cùng Ori tìm hiểu về trắc địa là gì nhé!
II - Ngành Kỹ thuật trắc địa bản đồ học gì?
Chắc hẳn đây là một điều khiến bạn tò mò bấy lâu nay. Kỹ thuật trắc địa bản đồ nghe to tát như thế thì đến trường bạn sẽ phải học những gì để có thể vào nghề?
Để có thể thành thạo công việc sau này, bạn cần học những lý luận về khoa học đo đạc, biết thêm về bản đồ và những cách xây dựng nó, học về quản lý dữ liệu, cách biểu thị thông tin và không quan với các vị trí địa lý Trái Đất nhất định.
Kỹ thuật trắc địa bản đồ gồm những lĩnh vực chuyên sâu như: trắc địa, bản đồ, trắc địa ảnh, địa chính địa phương,...
III - Ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ làm những công việc gì?
Có thể kể cụ thể những đầu việc của kỹ sư ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ như sau:
Chọn mốc quan sát rồi xác định những cột mốc quan trọng của công trình để chiếu vào bản vẽ.
Xác định những ranh giới của nền đất và mức nước dưới nền.
Kiểm tra hồ sơ được nhà thầu đưa và đối chiếu với những nguồn tin thu thập được.
Khảo sát và hệ thống kết quả khảo sát.
Vẽ bản đồ, xây dựng bản vẽ hoàn chỉnh và tường thuật với cấp trên.
Kết hợp với các nhà vẽ bản đồ khác, những kiến trúc sư và quản lý dự án.
Thể hiện kết quả công việc cho khách hàng và những người có liên quan.Viết và mô tả phần đất theo khế ước đã có sẵn trên các văn bản pháp luật đã quy định từ trước.
Cung cấp hướng dẫn cho các dự án để nó có thể tiến hành trao đổi mua bán, thi công một cách chuẩn xác nhất.
Ngoài ra, để theo chuyên ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, bạn cần cùng đồng nghiệp hướng dẫn xây dựng dự án. Từ những số liệu ban đầu, bạn cần làm việc để đưa ra những cách thi công hiệu quả nhất. Khi khách cần, bạn sẽ đưa những thông tin phục vụ quá trình mua bán bất động sản. Khi bất động sản đó được mua bán, hãy đảm bảo những thông tin đưa ra đúng, chuẩn xác để làm bằng chứng trước pháp luật.
Trong công việc hàng ngày, kỹ thuật trắc địa bản đồ yêu cầu sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để tham chiếu và điều khiển những tọa độ chính xác để từ đó đưa vào dự án thành công. Từ kết quả của hệ thống GPS, kỹ sư sẽ nạp đủ các dữ liệu sẵn có vào hệ thống thông tin sau đó tạo lập ra những bản đồ chi tiết phục vụ dự án.
Các kỹ sư trắc địa bản đồ thường đi theo nhóm với nhóm trưởng và các thành viên trong đoàn. Họ thường là những kỹ thuật viên được cấp phép và có tay nghề cao, có thể khảo sát công trình và thực hiện công việc của mình.
IV - Ngành Kỹ thuật trắc địa bản đồ ra trường làm gì?
Kỹ thuật trắc địa bản đồ là một ngành nhận được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Với sự đi lên của đất nước, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện nên những kỹ sư làm ngành này cũng được săn đón bởi nhiều công ty.
Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ có thể làm những công việc về bản đồ địa chính, phục vụ những công trình trong công tác quản lý và thi công, bố trí các công trình của nhà đầu tư như: nhà, tầng hầm, cầu, đường,... để cung cấp đầy đủ thông tin địa lý và quản lý đất đai. Cụ thể những chức vụ có thể kể đến như sau:
Chuyên viên trắc địa, quản lý đất đai: làm việc trong các công ty, viện hoặc nhà nước từ Trung ương đến địa phương để làm các công tác về bản đồ, trắc địa, địa chính và quản lý đất đai, chống chọi với các thảm họa thiên nhiên có thể ập tới bất cứ lúc nào (bão, lũ lụt, hạn hán,...)
Chuyên viên khảo sát và thi công công trình: làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp Nhà nước về thủy lợi, cầu đường, nông lâm nghiệp và hàng hải hoặc cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực hiện lên kế hoạch, thi công và khảo sát công trình.
Để trở thành một chuyên viêt khảo sát công trình tốt sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, bạn cần nắm vững những quy định về khảo sát địa chất công trình cũng như quy trình khảo sát địa chất công trình, hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ những quy định trước khi vào nghề nhé.
Làm giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.
Tại các Viện nghiên cứu của trường học hoặc nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân: làm cán bộ nghiên cứu ngành trắc địa bản đồ.
Làm việc tại các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực kỹ thuật trắc địa bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Làm chuyên viên đánh giá, thu thập và phân tích kỹ thuật trắc địa bản đồ được thuê ngoài của các dự án lớn.
Ngoài ra, bạn có thể làm các nghề có lĩnh vực liên quan như khoáng sản, quản lý dự án của các khu kinh tế, khu công nghiệp, phát triển nông thôn, biến đổi khí hậu,...
1. Cơ hội việc làm
Theo sự triển vọng phát triển của ngành, cơ hội việc làm của sinh viên ngành này cũng rất đa dạng. Họ có thể làm ở cơ quan Nhà nước hoặc công ty tư nhân với chuyên ngành của mình.
Các cơ quan nhà nước về quản lý đất đai có thể xin vào như: Bộ tài nguyên và môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng tài nguyên môi trường,... Hoặc các cơ quan làm công tác đo đạc bản đồ có thể kể đến như: Công ty trắc địa bản đồ của Bộ Quốc Phòng, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đo đạc bản đồ.
Ngoài ra, các trung tâm viễn thám trong và ngoài nước có thể liên tục tuyển các kỹ sư có trình độ ổn định và xông pha trong công việc của mình.
2. Môi trường làm việc
Công việc điều tra mà kỹ sư ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ làm hàng ngày bao gồm công tác thực địa và công việc nội bộ (làm việc tại văn phòng / nhà riêng):
Công việc thực địa bao gồm làm việc ngoài trời, có thể đứng trong thời gian dài và đi bộ đường dài. Các kỹ sư trắc địa đôi khi phải sử dụng các công cụ và thiết bị nặng để leo núi. Khi làm việc ngoài trời, họ phải tiếp xúc với mọi loại thời tiết và có thể phải ngừng hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu.
Kỹ sư trắc địa cũng thực hiện nhiều công việc nội bộ khác nhau, bao gồm nghiên cứu hồ sơ đất đai, phân tích dữ liệu khảo sát thực địa, sản xuất bản đồ, cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, tư vấn và đưa ra lời khai của chuyên gia trước tòa theo pháp luật.
Đôi khi việc di chuyển đường dài là một phần của công việc, và kỹ sư trắc địa có thể đi đường dài hoặc ở lại địa điểm dự án trong một khoảng thời gian.
V - Cần làm gì để trở thành kỹ sư ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ
Để trở thành kỹ sư ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, bạn nên tham học tại những nơi đào tạo chuyên ngành này. Những đại học lâu đời và uy tín ở Việt Nam có chuyên ngành này có thể kể đến như: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Bách Khoa, Đại học Xây dựng, Học viện Kỹ thuật quân sự,...
Ngoài ra nước ta còn nhiều cơ sở đào tạo ngành này ở cấp cao đẳng, trung cấp và học nghề khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm.
VI - Cần phải làm gì để được cấp phép hành nghề ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ
Kỹ sư kỹ thuật trắc địa bản đồ cần cố gắng làm việc với kinh nghiệm và chuyên môn vững chãi để có thể được cấp phép. Khi được cấp phép, họ có thể điều hành các kỹ sư trắc địa mới vào nghề và không được cấp phép khác.
Giấy phép hành nghề đòi hỏi các kỹ sư phải được đào tạo chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm hoạt động trong nghề từ 3-5 năm với vị trí công việc có chuyên môn.
VII - Triển vọng nghề nghiệp của ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ
Trên thị trường lao động Việt Nam, vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ và đáng tin cậy về ngành đo đạc và bản đồ, cụ thể: tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng lao động trong ngành, thu nhập bình quân đầu người trong ngành, v.v. và định nghĩa ngành nghề , tất cả đều chưa nhận được sự quan tâm từ các cấp chính quyền hay nhà trường. Vì vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn hoặc cho con bạn vẫn có thể là một thách thức vì bạn chưa thực sự hiểu rõ về thị trường và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.
Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, ngành công nghệ không gian địa lý này là một trong 14 ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao, cùng với công nghệ sinh học, công nghệ kỹ thuật, công nghệ nano và các ngành khác, đặc biệt là ngành đo đạc và bản đồ. Tính đến năm 2010, Cơ quan Quản lý Việc làm và Đào tạo Hoa Kỳ đang đầu tư 260.000.000 USD thông qua chương trình WIRED (Phát triển Lực lượng Lao động trong Phát triển Kinh tế Khu vực) để có thể phát triển mặt bằng chung của ngành này.
Tỷ lệ tăng trưởng việc làm trung bình ở Hoa Kỳ là khoảng 12%. Tất cả các nghề nghiệp được liệt kê trong biểu đồ này đều có tỷ lệ phần trăm dư thừa đáng kể. Hình ảnh cũng bao gồm một trích dẫn từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ: "Những tiến bộ gần đây trong công nghệ lập bản đồ đã dẫn đến những ứng dụng mới cho bản đồ và cần nhiều dữ liệu hơn để xây dựng chúng."
Nhìn lại thị trường lao động Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có số liệu thống kê cho ngành này. Nhưng chung quy lại, thí sinh có thể tìm hiểu về ngành trên một số trang đáng tin cậy khác (địa chỉ đào tạo một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp; cổng thông tin tuyển dụng kỹ sư, kỹ thuật viên trắc địa,…) để hình dung về con đường đào tạo và sự nghiệp của mình.
Kết luận:
Ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ đang ngày càng phổ biến hơn với giới trẻ vì tốc độ tăng trưởng ngành và mức lương đang ngày càng hấp dẫn của nó. Các bạn trẻ có thể đi tắt đón đầu ngành có xu hướng phát triển tốt trên thế giới này để tận dụng những cơ hội việc làm tốt về mình.