Nghề kỹ sư trắc địa chắc hẳn không còn xa lạ gì với những bạn theo đuổi những ngành nghề liên quan đến xây dựng công trình. Nhưng mọi người đã thực sự hiểu về ngành này chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé!
I - Trắc địa là ngành gì?
Trắc địa là gì? Trắc địa được hiểu là công việc phải thực hiện các phép đo và xác định vị trí tương đối của một điểm bất kỳ trên bề mặt công trình thi công và hiển thị chúng trên một bề mặt phẳng (của trang giấy hoặc bản đồ thi công).
Nội dung khảo sát trắc địa bao gồm nhiều công việc như: Trắc địa công trình, bản đồ trắc địa, vệ tinh trắc địa, khảo sát địa chất và mỏ, vệ tinh trắc địa, viễn thám.
II - Kỹ sư trắc địa là gì?
Kỹ sư trắc địa là người thực hiện công tác khảo sát, xây dựng, giám sát và quản lý dự án trong lĩnh vực trắc địa. Những người làm công việc này cần phải có khả năng đo lường, thao tác dữ liệu và lập trình các vấn đề trắc địa.
Ngoài ra, các kỹ sư trắc địa cần tích cực tham gia nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới như đo đạc địa hình, hệ thống thông tin GIS, công nghệ định vị vệ tinh GPS và ảnh viễn thám. Mục đích của công tác trắc địa là phục vụ cho việc xây dựng và quy hoạch cơ sở hạ tầng, đường xá và giao thông.
III - Các chuyên ngành chủ yếu của việc làm kỹ sư trắc địa
Kỹ sư trắc địa bản đồ: Kỹ sư chuyên ngành này phải đo đạc và vẽ lại các bản đồ đã chủ thầu đề nghị như bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch quân sự, công tác địa chính.
Kỹ sư trắc địa công trình: Người làm việc này cần đến công trình để khảo sát cách thi công, triển khai các thiết kế đã có tại thực địa nhằm phục vụ quá trình xây dựng công trình, giám sát quá trình xây dựng của nhân công sao cho theo kịp tiến độ và chính xác với bản vẽ đã có. Kỹ sư cần mang theo các thiết bị đo đạc để thực hiện công việc của mình như máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc, máy định vị, máy laser scan dòng mới,... để đo đạc được chính xác nhất.
Kỹ sư trắc địa mỏ.
Kỹ sư trắc địa cao cấp: Đo đạc với diện tích toàn cầu (trên mọi địa hình).
Kỹ sư viễn thám: Đây là ngành trắc địa yêu cầu đo vẽ từ kết quả thu được từ kết quả thám hiểm thềm lục địa của tàu biển. Để làm được dạng này, công cụ cần có là máy ảnh, thiết bị siêu âm và rada tầm xa.
Kỹ sư trắc địa ảnh: Kỹ sư cần xử lý kết quả được ghi lại bằng hình ảnh và tạo thành bản báo cáo hoàn chỉnh.
Kỹ sư định vị GPS: Sử dụng bản vẽ bằng vệ tinh để thực hiện công việc định vị địa vật.
Kỹ sư trắc địa biển.
IV - Mô tả công việc của Kỹ sư trắc địa
Sau đây là những công việc cụ thể của kỹ sư trắc địa:
1. Lập phương án và kế hoạch trắc địa
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng công trình, lĩnh vực cần khảo sát, kỹ sư trắc địasẽ xây dựng phương án, kế hoạch trắc địa để đo đạc xác định đặc điểm địa chất công trình. Có kế hoạch và phương án rõ ràng sẽ giúp các kỹ sư trắc địa thực hiện công việc khảo sát một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, hạn chế những sai sót trong quá trình khảo sát.
2. Thu thập số liệu trắc địa
Sau khi lập phương án và kế hoạch khảo sát trắc địa, kỹ sư trắc địa sẽ trực tiếp đo đạc địa hình và tiến hành đo đạc để có được số liệu thực tế của địa điểm thực hiện dự án. Hãy cùng tìm hiểu Top máy đo đạc phổ biến nhất trong đo trắc địa giúp các kỹ sư thiết kế có thể dõ dàng thu thập số liệu.
Trong quá trình này, một kỹ sư trắc địa sẽ sử dụng các thiết bị trắc địa hiện đại để thu thập các dữ liệu chính xác liên quan đến địa hình thực tế của dự án. Sau đó, dữ liệu từ công trình xây dựng được phân tích và xử lý. Đối với các cuộc khảo sát trắc địa liên quan đến các hoạt động địa chính hoặc mục đích quân sự, một kỹ sư trắc địa sẽ tạo ra một bản đồ địa hình dựa trên dữ liệu thu thập từ hình ảnh hoặc vệ tinh.
3. Giám sát công trình, dự án trong quá trình thi công
Trong các hoạt động lập kế hoạch, một kỹ sư trắc địa có trách nhiệm nghiên cứu thông tin liên quan đến đất đai và dữ liệu khảo sát thực tế để xác định các khu vực tiềm ẩn nguy hiểm mà nếu được thực hiện, có thể gây ra nguy hiểm. Các công trình, dự án ở đó và xác định ranh giới chính thức của các vùng đất, vùng biển, vùng trời...
Trong quá trình thi công, cắm mốc, kiểm tra mốc giới và giám sát thi công để đảm bảo bộ phận thi công thực hiện đúng bản vẽ đã được phê duyệt. Chịu trách nhiệm quan sát và đo đạc các thay đổi của trái đất xảy ra trong quá trình xây dựng. Khi các dự án và công trình hình thành, hãy chú ý theo dõi những thay đổi và thay đổi của trái đất.
Việc giám sát này đóng một vai trò quan trọng vì nó giúp xác định các rủi ro liên quan đến các thay đổi địa chất và địa hình khi thực hiện các công việc chưa được xác định trong quá trình khảo sát trắc địa ban đầu.
4. Hỗ trợ hoạt động quy hoạch
Kỹ sư trắc địacũng là người ghi lại kết quả của quá trình khảo sát đồng thời chứng thực tính chính xác và xác thực của những dữ liệu đó. Lập phương án khảo sát hiện trạng khu đất, đo vẽ bản đồ, báo cáo bộ phận quản lý có liên quan đến công trình, dự án triển khai. Trình bày nghiên cứu và các phép đo thực tế trực tiếp cho hội đồng quản trị, kỹ sư dân dụng, nhóm lập kế hoạch, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác.
Tại các công ty tư vấn trắc địa cho công ty xây dựng hoặc chính phủ, kỹ sư cần cần đảm nhiệm công tác tư vấn liên quan đến xây dựng các công trình đã có sẵn như chung cư, cầu cống, đường xá, hoặc các hoạt động liên quan đến khai thác và cải tạo tài nguyên thiên nhiên khác.
5. Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến luật pháp
Khi liên quan đến luật pháp, công việc của kỹ sư trắc địa là cung cấp các số liệu thực tế về công trình để bồi thẩm đoàn có căn cứ đưa ra phán quyết của mình.
6. Nghiên cứu tài nguyên đất
Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên đất, kỹ sư trắc địa là người kiểm tra, phân tích thành phần và cấu trúc của các lớp đất thông qua các hoạt động như thu thập, kiểm tra, đo đạc, phân loại các loại đất, đá, khoáng sản và các hóa thạch đã phát hiện.
Ngoài ra, họ còn thực hiện lập bản đồ địa chất và lập bản đồ khu vực liên quan đến hoạt động khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản dựa trên diện tích đất thực tế hoặc kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Đồng thời, các kỹ sư trắc địa cũng xác định và ước tính trữ lượng khoáng sản, nguồn nước, trữ lượng dầu mỏ dựa trên chụp từ trên cao và cung cấp kết quả của hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực tế.
7. Quản lý dữ liệu trắc địa
Khi làm việc trắc địa, bạn cũng cần lưu trữ thông tin và quản lý hệ thống hồ sơ thi công thu thập được trong quá trình khảo sát, đo đạc thực địa để sau này có thể tra cứu dễ dàng.
V - Làm kỹ sư trắc địa có yêu cầu gì?
Những tố chất tạo nên một kỹ sư trắc địa giỏi là:
Kinh nghiệm và chuyên môn nhuần nhuyễn. Kèm theo đó, họ cần có kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp với những người cùng bộ phận.
Nên hiểu được cách vận hành các loại máy điện tử như máy toàn đạc để có thể đo số liệu một cách chính xác nhất.
Kỹ sư trắc địa thường cần làm những việc gian nan, vất vả ở môi trường khắc nghiệt với nắng, mưa thất thường. Vậy nên, ngành nghề này cũng yêu cầu nhân viên phải có sự bền bỉ với nghề, tâm lý không ngại khổ và sẵn sàng di chuyển xa nhà.
Thiết bị họ sử dụng phải được bảo hành cẩn thận để có thể đo được số liệu một cách chuẩn xác nhất có thể.
VI - Thực trạng ngành trắc địa tại Việt nam
Chuyên ngành kỹ sư trắc địa tại Việt Nam còn nhiều hạn chế phát triển. Đây là bước rất quan trọng trong việc xây dựng các công trình, đòi hỏi kỹ sư phải lao động chăm chỉ để tạo ra kết quả chuẩn xác. Tuy nhiên, nhiều nhà thầu thường không chú ý đến khâu này quá nhiều dẫn đến việc các công trình mới xây bị xuống cấp nhanh, hạn sử dụng ngắn.
Nhưng với sự phát triển của đất nước, ngày càng nhiều công trình được phê duyệt kèm theo đó vị thế của trắc địa cũng ngày được củng cố. Trong tương lai, ngành này có thể phát triển mạnh hơn nữa đi cùng sự phát triển của ngành xây dựng.
VII - Cơ hội việc làm ngành trắc địa
Kỹ sư trắc địa có vai trò quan trọng trong cả công trình dân sự và quân sự nhờ khối lượng công việc nhiều và tính chất chuyên môn công việc cao. Tuy nhiên, số lượng người lao động hoạt động trong ngành nghề này chưa nhiều, các công ty vẫn rất khát cầu có thêm nhiều lao động để đáp ứng cho nhu cầu của mình. Vì vậy, vị trí công việc ngành này vẫn luôn nhiều.
VIII - Các cơ sở đào tạo nghề trắc địa ở Việt Nam
Để đảm nhiệm công việc của kỹ sư trắc địa, bạn cần có bằng đào tạo tại các cơ sở giáo dục chính quy trên cả nước. Hiện nay, các trường đào tạo chỉn chu ngành nghề này có thể kể đến như: Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Bách khoa, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học mỏ địa chất Hà Nội.
Nếu trình độ của bạn đang dừng ở mức trung cấp hoặc học nghề, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức để theo kịp với yêu cầu cũng như tiến độ công việc hơn so với các bạn cùng lứa. Vậy nên, bạn nên chăm chỉ học thêm các kỹ năng, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để có thể sớm có được công việc và mức lương như ý.
Kết luận:
Trên đây là tất tần tật thông tin về kỹ sư trắc địa. Ngành nghề này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Nếu bạn biết nắm bắt tốt trong giai đoạn đất nước đang khát nhân lực này, bạn có thể tranh thủ cho mình một chỗ đứng lâu dài trong ngành để phát triển. Hãy nhanh tay nộp CV vào những công ty mình mong muốn để bắt đầu công việc sớm bạn nhé!
Khi đã hiểu về kỹ sư trắc địa,Trắc địa là gì? Tìm hiểu thông tin trắc địa Mới nhất sẽ là thông tin quan trọng và hữu ích nhất giúp bạn nâng cao hiểu biết về ngành trắc địa.