Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đăng Quang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0107031787 do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp ngày 16/10/2015.
Trong đó thương hiệu Nền móng Đăng Quang tập trung phát triển giá trị cốt lõi bao gồm: Khảo sát địa chất công trình, quan trắc địa kỹ thuật, thiết kế và thi công xử lý nền móng bằng các phương pháp như: Cọc xi măng đất CDM, cọc khoan nhồi, cọc bê tông, công nghệ xử lý nền bằng bấc thấm, hút chân không...
Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm đã từng tham gia nhiều dự án lớn trong nước như: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, Khu đô thị mới Sao Mai, Khu đô thị mới Lam Sơn - Sao Vàng, khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh...Cùng với đó là trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cố vấn, chuyên gia hàng đầu về địa kỹ thuật nền móng đến từ các đơn vị lớn như: Đại học Bách Khoa TP HCM, Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội, Fecon, Licogi 13 FC, Tedis, Trung tâm địa kỹ thuật Bách Khoa...
Đối tác của chúng tôi là gồm các Tập đoàn uy tín trong nước như: Vingroup, Ecopark, Alphanam Group, Apec Group, Eurowindown Holding, Danko Group, Sao Mai Group..... Các đối tác bên khối FDI như: Donghui, Thanh Sơn, CBC, Đức Anh, BMW, Vinacon, Tổng công ty 319, CTIC, UIC...
Bằng năng lực, kinh nghiệm của mình. Nền móng Đăng Quang tự tin hoàn thành về tiến độ và chất lượng của những chủ đầu tư khó tính nhất.
FAQ / Câu hỏi thường gặp
(Một số các câu hỏi thường gặp phải khi các bạn đang sủ dụng dịch vụ, cũng như việc thiết kế thi công nền móng...)
Phân biệt thí nghiệm nén 3 trục sơ đồ CU, UU và CD
Thí nghiệm nén cố kết ba trục nhằm xác định C, Phi cung cấp số liệu để tính toán thiết kế nền móng. Trong đó có 3 sơ đồ chính thường được thí nghiệm đó là sơ đồ UU, CU và CD
1. Sơ đồ UU (Unconsolidated Undraine): Là thí nghiệm mô phỏng điều kiện Không cố kết - Không thoát nước.Áp lực buồng được giữa nguyên, nén mẫu ở các cấp áp lực khác nhau xác định được sức kháng cắt không thoát nước Su.
2. Sơ đồ CU (Consolidated Undraine): Là thí nghiệm mô phỏng điều kiệnCố kết - Không thoát nước. Áp lực buồng được giữa nguyên, mẫu đất được cố kết xác định được các chỉ tiêu C, Phi và C', Phi'.
3. Sơ đồ CD (Consolidated Draine): Là thí nghiệm mô phỏng điều kiện Cố kết - Thoát nước. Buồng thí nghiệm có đo áp lực nước lỗ rỗng và có vòi thoát nước. Thí nghiệm cho ra chỉ tiêu C', Phi'.
Khi tính toán thiết kế nền móng, tùy từng trược hợp cụ thể mà TVTK sẽ sử dụng chỉ tiêu của thí nghiệm sơ đồ UU, CU hay CD.
Những công trình nào cần khoan khảo sát địa chất
Làm thế nào để chọn Nhà thầu khảo sát địa chất uy tín, giá cả hợp lý.
Có rất nhiều nhà thầu khảo sát địa chất, tuy nhiên làm thế nào để Bạn lựa chọn được Nhà thầu uy tín, với giá thành cạnh tranh. Sau đây Nền móng Đăng Quang đưa ra một số gợi ý nhỏ để bạn có thể lựa chọn được nhà thầu một cách hợp lý.
1. Nhà thầu Khảo sát địa chất phải có đủ hoặt động đăng kí kinh doanh, chứng chỉ hoạt động xây dựng và Chủ trì khảo sát phải có đủ chứng chỉ hành nghề. Tốt nhất nên lựa chọn những công ty đã thành lập được tối thiểu 3 năm 2. Nhà thầu đã làm những công trình có qui mô, tính chất tương tự, hoặc là đã làm những công trình ở gần công trình mà bạn đang chuẩn bị xây dựng. Như vậy các công tác khảo sát sẽ được diễn ra thuận lợi, không có phát sinh 3. Nhà thầu có hồ sơ năng lực mạnh, có thương hiệu, uy tín, đã tham gia nhiều dự án lớn thì tất nhiên bạn sẽ cực kì yên tâm. 4. Bạn nên tìm hiểu vài nhà thầu để so sánh báo giá và lựa chọn báo giá nào phù hợp nhất. Ngoài việc báo giá cạnh tranh, bạn phải hỏi kỹ về các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thi công, các chỉ tiêu thí nghiệm và các dịch vụ hậu mãi khác.Tiến độ khoan khảo sát địa chất là bao lâu?
So sánh cọc khoan nhồi và cọc ép?
Cọc khoan nhồi
Ưu điểm cọc khoan nhồi?
+ Sức chịu tải lớn đến rất lớn, từ vài trăm tấn tới hàng nghìn tấn mỗi cọc do đó thích hợp cho cả các công trình tòa nhà cao tầng, bệnh viện, chung cư khách sạn, cầu vượt.
+ Kích thước cọc có thể thay đổi đa dạng để phù hợp với công trình.
+ Không gây tiếng ồn và không làm chấn động đến các công trình xung quanh, tránh ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
+ Giải pháp này đặc biệt hữu ích khi xây nhà (Công trình) trong phố do xung quanh mật độ công trình xây dựng rất cao.
+ Có thể thi công được với nhiều loại địa chất khác nhau như trong lớp cát dày, lớp đất cứng, thậm chí là lớp đá phong hóa.
+ Có thể kiểm tra trực quan địa chất giúp đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất nền
Nhược điểm của cọc khoan nhồi
+ Giá thành cao hơn rất nhiều khi so sánh cọc ép
+ Để kiểm tra chất lượng cọc cần làm nhiều bước phức tạp (Siêu âm, khoan đáy cọc…) dẫn đến tốn kém chi phí.
+Cọc xảy ra vấn đề rất khó giải quyết, đa số phải phá bỏ và làm lại.
+Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và đội ngũ thi công có tay nghề cao, chất lượng.
+Quá trình khoan tạo lỗ dẫn đến việc ma sát thành cọc khoan nhồi với đất giảm đi.
Cọc bê tông
Ưu điểm của cọc bê tông
+Giá thành rẻ hơn so với cọc khoan nhồi
+Phù hợp với các công trình nhà dân dụng, cấp 4, xưởng, nhà phố, biệt thự
+Dễ dàng kiểm tra chất lượng từng đoạn cọc
+Thời gian thi công nhanh chóng, sản xuất được hàng loạt rồi vận chuyển đến công trình
+Vật liệu được sản xuất sẵn, tiết kiệm thời gian, chi phí, kiểm soát chất lượng dễ dàng
Nhược điểm của cọc bê tông
+ Cọc bê tông phụ thuộc nhiều vào cấu trúc địa chất, nếu gặp thấu kính cát hạt thô hoặc đất sét cứng rất khó xuyên qua
+ Khi ép cọc dễ gây ứng suất ảnh hưởng đến công trình lân cận
+ Thường chỉ sử dụng với công trình có tải trọng nhỏ đến trung bình, chiều sâu cũng không được quá lớn để đảm bảo độ mảnh của cọc
+ Trước khi thi công cần phải chuẩn bị mặt bằng phẳng, đẹp hơn nhiều so với cọc khoan nhồi
+Như vậy có thể thấy, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau và phù hợp với tùy điều kiện thực tế công trình như qui mô, mặt bằng, điều kiện địa chất. Do đó để lựa chọn được giải pháp cọc phù hợp, Nhà đầu tư cần kết hợp chặt chẽ với đơn vị thiết kế, đơn vị khoan khảo sát địa chất nhằm chọn phương án tốt nhất về kinh tế, kỹ thuật.
Số lượng hố khoan, khoảng cách hố khoan và chiều sâu hố khoan như thế nào là phù hợp?
Về khoảng cách, số lượng hố khoan:
- Bước 1: Đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình tại khu vực xây dựng, có 3 cấp trong đó cấp 1 là cấp đơn giản, cấp 2 là cấp trung bình và cấp 3 là cấp phức tạp. (Tham khảo phụ lục 2 TCVN 4419:1987- Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản).
- Bước 2: Sau khi xác định được cấp phức tạp điều kiện địa chất công trình thì chúng ta dựa vào cấp quan trong, quy mô, tải trọng của công trình để tra bảng theo bảng D.1 TCVN 10304:2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế hoặc bảng D.1 TCVN 9363-2012 Khảo sát xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng. Dựa vào đó chúng ta xác định khoảng cách bố trí hố khoan.
- Tuy nhiên mỗi đơn nguyên công trình nên có tối thiểu 03 hố khoan.
Về chiều sâu hố khoan:
- Phụ thuộc vào qui mô tải trọng của công trình, tuy nhiên về cơ bản chiều sâu hố khoan nên vượt qua tầng đất tốt chịu lực từ (2-3)m.
Tầng đất chịu lực có thể hiểu là lớp đất có chỉ số SPT N30>30 búa (Đất loại sét), SPT N30>50 búa (Đất loại cát). Đối với công trình có tải trọng lớn, rất lớn cần phải khoan vào đá tươi có chỉ chỉ số RQD>75% tối thiểu (2-3)m.
Tuy nhiên, Để được tư vấn chính xác nhất và cụ thể cho từng công trình bạn vui lòng liên hệ với Hotline của Nền móng Đăng Quang để được tư vấn miễn phí.
Đối tác - Khách hàng
Năm kinh nghiệm
Nhân viên chuyên nghiệp
Dự án đã triển khai