Khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, và xử lý nền móng, tính khối lượng đào, đắp công trình.
Phạm vi khảo sát địa hình gồm: Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao, đo bình đồ khu vực xây dựng, đo trắc dọc, trắc ngang tuyến.
Công tác khảo sát địa hình công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa hình công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa hình địa chất hiểm trở phức tạp, như thiết kế cầu đường, các công trình ngầm nhà cao tầng.
Ngoài ra, trong quá trình thi công, sử dụng công trình nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên trên mặt đất thì cần phải tiến hành khảo sát địa hình bổ sung để có kế hoạch điều chỉnh phương án kịp thời tránh những rủi ro trong quá trình xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Nhờ công tác khảo sát địa hình mà giúp nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng. Từ đó, thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm. Đồng thời dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng. Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.
Khảo sát địa hình là nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để đo đạc, xác định vị trí tọa độ, độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng của địa hình, địa vật trên bề mặt trái đất; xử lý số liệu đo đạc nhằm thành lập bản đồ, mặt cắt địa hình phục vụ cho thiết kế các loại công trình, quan trắc biến dạng bề mặt địa hình, bố trí sơ bộ các công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa; thực hiện đo kiểm tra thi công, hoàn công, nghiệm thu, bàn giao công trình.
Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.
- Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.
- Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.
-Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.
Với đội ngũ kỹ sư địa chất kinh nghiệm và công nhân tay nghề cao, Polycons chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng kết quả khảo sát có độ chính xác tin cậy nhất.
Phạm vi Đo vẽ bản đồ.
- Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao.
- Đo bình đồ khu vực xây dựng.
- Đo trắc dọc, trắc ngang tuyến.
Thực chất của đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí tương quan của các đối tượng đo vẽ (các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật) trên thực địa rồi dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ giấy theo một tỷ lệ nào đó.
Như vậy khi đo vẽ địa hình cần phải dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước để tăng dày mật độ điểm khống chế bằng cách xây dựng lưới đo vẽ.
– Phương pháp đo vẽ toàn đạc.
+ Máy kinh vĩ
+ Máy toàn đạc quang học
+ Máy toàn đạc điện tử
– Phương pháp đo vẽ bàn đạc.
– Phương pháp đo vẽ bằng ảnh.
– Phương pháp đo vẽ tổng hợp.
Dù đo vẽ bằng phương pháp nào trên bản đồ địa hình (tỷ lệ lớn 1: 5000 ÷ 1:500) cũng cần đảm bảo thể hiện các nội dung sau:
– Các điểm khống chế trắc địa.
– Biểu diễn địa vật: phải tuân theo đúng những kí hiệu quy ước bản đồ do cục đo đạc và bản đồ nhà nước quy định.
– Biểu diễn địa hình: dùng phương pháp đường đồng mức.
Có nhiều phương pháp đo vẽ chi tiết: tọa độ vuông góc, giao hội góc, giao hội cạnh, tọa độ cực. Nhưng ngày nay phương pháp tọa độ cực hay được dùng hơn cả.
Đo vẽ toàn đạc là đo vẽ địa hình bằng máy toàn đạc hay máy kinh vĩ theo phương pháp tọa độ cực.
Ưu điểm: Nhanh chóng, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện địa hình.
Nhược điểm: Công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp tách rời nhau nên không kịp thời phát hiện những sai sót, đo vẽ toàn đạc thường được ứng dụng ở nơi các phương pháp đo vẽ khác khó thực hiện.
1. Lưới khống chế đo vẽ
Là hệ thống các điểm được xác định tọa độ (mặt bằng) và độ cao, thông thường các điểm này đủ đảm bảo đo vẽ chi tiết.
Khi lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ, phải căn cứ vào tỷ lệ đo vẽ để bố trí cho thích hợp.
Lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, giao hội bằng máy kinh vĩ dung cho đo vẽ bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn. Mỗi loại tỷ lệ bản đồ yêu cầu đo vẽ với độ chính xác khác nhau.
Dựa vào tỷ lệ người ta chia bản đồ làm ba loại như sau:
– Bản đồ tỷ lệ lớn: gồm các tỷ lệ:1:5000, 1:2000, 1:1000 và lớn hơn.
– Bản đồ tỷ lệ trung bình: gồm các tỷ lệ: 1:10000, 1:25000, 1:50.000 và 1:100.000
– Bản đồ tỷ lệ nhỏ: gồm các tỷ lệ nhỏ hơn 1:100.000
Yêu cầu đo vẽ bản đồ với các tỷ lệ khác nhau đều được quy định trong các quy phạm đo đạc.
2. Đo vẽ chi tiết
Đặt máy tại điểm khống chế, đo đạc các điểm đặc trưng của địa hình, địa vật (như cột điện, góc nhà, tim đường,…) những điểm đó gọi là điểm chi tiết.
a. Công tác chuẩn bị một trạm đo chi tiết
– Đặt máy vào điểm trạm đo (là điểm khống chế đo vẽ). Sau khi định tâm, cân bằng máy, xác định giá trị MO.
– Đo chiều cao máy (i) bằng thước hoặc mia.
– Định hướng ban đầu 00o về điểm khống chế lân cận (vị trí bàn độ trái).
b. Đo các yếu tố điểm chi tiết
– Người cầm mia: dựng mia lên điểm chi tiết cần đo
– Người đứng máy: quay máy đến ngắm mia đặt ở điểm chi tiết.
Dùng phương pháp tọa độ một cực để đo điểm chi tiết:
+ Đọc số trên mia theo dây đo khoảng cách (km).
+ Đọc số trên mia theo chỉ giữa (l).
+ Đọc số trên vành độ ngang.
+ Đọc số trên vành độ đứng.
– Báo cho người cầm mia đi sang điểm khác. Các số liệu đọc được phải ghi ngay vào sổ đo chi tiết.
Để tránh trùng lặp hoặc bỏ sót khi thi công xây dựng cần phải phân vùng cho các trạm đo. Tuy nhiên giữa các trạm đo cần phải “đo chờm” để kiểm tra.
Cùng với công tác đọc số cần vẽ phác sơ đồ vị trí điểm khống chế, điểm chi tiết để tránh nhầm lẫn khi đo vẽ bản đồ.
Trước khi kết thúc trạm đo cần kiểm tra lại hướng ban đầu nếu lệch không quá 1/5 là đạt yêu cầu.
3. Tính toán
– Tính tọa độ và độ cao các điểm khống chế.
– Tính khoảng cách nằm ngang từ máy đến điểm chi tiết
– Tính độ chênh cao của các điểm chi tiết so với trạm máy.
– Tính độ cao các điểm chi tiết
4. Vẽ bản đồ
– Vẽ lưới ô vuông: kẻ các ô vuông nhỏ kích thước 10cm x 10cm
– Chấm các điểm khống chế lên lưới ô vuông theo phương pháp tọa độ vuông góc.
– Chuyển các điểm chi tiết theo phương pháp tọa độ cực và vẽ đường đồng mức theo phương pháp ước lượng.
– Kiểm tra đánh giá độ chính xác bản đồ địa hình.
+ Sai số vị trí địa vật cố định biểu thị trên bản đồ so với điểm khống chế gần nhất không lớn hơn 0.5mm (vùng quang đảng); 0.7mm (vùng rừng núi).
+ Sai số biểu diễn dáng đất không vượt quá 4/1 khoảng cao đều (vùng đồng bằng) và 3/1 khoảng cao đều (vùng rừng núi).
+ Số điểm chêch lệch không được lớn hơn 10% tổng số điểm kiểm tra.
Hãy liên hệ với Nền Móng Đăng Quang để được:
1) Tư vấn lập đề cương khảo sát miễn phí
2) Gửi báo giá cạnh tranh nhất
3) Tư vấn giải pháp nền móng chất lượng nhất.
Hotline: 093.789.4186 Email: nenmongdangquang@gmail.com
MỘT SỐ HÌNH + VIDEO DỰ ÁN THỰC TẾ CỦA NỀN MÓNG ĐĂNG QUANG
FAQ / Câu hỏi thường gặp
(Một số các câu hỏi thường gặp phải khi các bạn đang sủ dụng dịch vụ, cũng như việc thiết kế thi công nền móng...)
Phân biệt thí nghiệm nén 3 trục sơ đồ CU, UU và CD
Thí nghiệm nén cố kết ba trục nhằm xác định C, Phi cung cấp số liệu để tính toán thiết kế nền móng. Trong đó có 3 sơ đồ chính thường được thí nghiệm đó là sơ đồ UU, CU và CD
1. Sơ đồ UU (Unconsolidated Undraine): Là thí nghiệm mô phỏng điều kiện Không cố kết - Không thoát nước.Áp lực buồng được giữa nguyên, nén mẫu ở các cấp áp lực khác nhau xác định được sức kháng cắt không thoát nước Su.
2. Sơ đồ CU (Consolidated Undraine): Là thí nghiệm mô phỏng điều kiệnCố kết - Không thoát nước. Áp lực buồng được giữa nguyên, mẫu đất được cố kết xác định được các chỉ tiêu C, Phi và C', Phi'.
3. Sơ đồ CD (Consolidated Draine): Là thí nghiệm mô phỏng điều kiện Cố kết - Thoát nước. Buồng thí nghiệm có đo áp lực nước lỗ rỗng và có vòi thoát nước. Thí nghiệm cho ra chỉ tiêu C', Phi'.
Khi tính toán thiết kế nền móng, tùy từng trược hợp cụ thể mà TVTK sẽ sử dụng chỉ tiêu của thí nghiệm sơ đồ UU, CU hay CD.
Những công trình nào cần khoan khảo sát địa chất
Làm thế nào để chọn Nhà thầu khảo sát địa chất uy tín, giá cả hợp lý.
Có rất nhiều nhà thầu khảo sát địa chất, tuy nhiên làm thế nào để Bạn lựa chọn được Nhà thầu uy tín, với giá thành cạnh tranh. Sau đây Nền móng Đăng Quang đưa ra một số gợi ý nhỏ để bạn có thể lựa chọn được nhà thầu một cách hợp lý.
1. Nhà thầu Khảo sát địa chất phải có đủ hoặt động đăng kí kinh doanh, chứng chỉ hoạt động xây dựng và Chủ trì khảo sát phải có đủ chứng chỉ hành nghề. Tốt nhất nên lựa chọn những công ty đã thành lập được tối thiểu 3 năm 2. Nhà thầu đã làm những công trình có qui mô, tính chất tương tự, hoặc là đã làm những công trình ở gần công trình mà bạn đang chuẩn bị xây dựng. Như vậy các công tác khảo sát sẽ được diễn ra thuận lợi, không có phát sinh 3. Nhà thầu có hồ sơ năng lực mạnh, có thương hiệu, uy tín, đã tham gia nhiều dự án lớn thì tất nhiên bạn sẽ cực kì yên tâm. 4. Bạn nên tìm hiểu vài nhà thầu để so sánh báo giá và lựa chọn báo giá nào phù hợp nhất. Ngoài việc báo giá cạnh tranh, bạn phải hỏi kỹ về các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thi công, các chỉ tiêu thí nghiệm và các dịch vụ hậu mãi khác.Tiến độ khoan khảo sát địa chất là bao lâu?
So sánh cọc khoan nhồi và cọc ép?
Cọc khoan nhồi
Ưu điểm cọc khoan nhồi?
+ Sức chịu tải lớn đến rất lớn, từ vài trăm tấn tới hàng nghìn tấn mỗi cọc do đó thích hợp cho cả các công trình tòa nhà cao tầng, bệnh viện, chung cư khách sạn, cầu vượt.
+ Kích thước cọc có thể thay đổi đa dạng để phù hợp với công trình.
+ Không gây tiếng ồn và không làm chấn động đến các công trình xung quanh, tránh ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
+ Giải pháp này đặc biệt hữu ích khi xây nhà (Công trình) trong phố do xung quanh mật độ công trình xây dựng rất cao.
+ Có thể thi công được với nhiều loại địa chất khác nhau như trong lớp cát dày, lớp đất cứng, thậm chí là lớp đá phong hóa.
+ Có thể kiểm tra trực quan địa chất giúp đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất nền
Nhược điểm của cọc khoan nhồi
+ Giá thành cao hơn rất nhiều khi so sánh cọc ép
+ Để kiểm tra chất lượng cọc cần làm nhiều bước phức tạp (Siêu âm, khoan đáy cọc…) dẫn đến tốn kém chi phí.
+Cọc xảy ra vấn đề rất khó giải quyết, đa số phải phá bỏ và làm lại.
+Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ và đội ngũ thi công có tay nghề cao, chất lượng.
+Quá trình khoan tạo lỗ dẫn đến việc ma sát thành cọc khoan nhồi với đất giảm đi.
Cọc bê tông
Ưu điểm của cọc bê tông
+Giá thành rẻ hơn so với cọc khoan nhồi
+Phù hợp với các công trình nhà dân dụng, cấp 4, xưởng, nhà phố, biệt thự
+Dễ dàng kiểm tra chất lượng từng đoạn cọc
+Thời gian thi công nhanh chóng, sản xuất được hàng loạt rồi vận chuyển đến công trình
+Vật liệu được sản xuất sẵn, tiết kiệm thời gian, chi phí, kiểm soát chất lượng dễ dàng
Nhược điểm của cọc bê tông
+ Cọc bê tông phụ thuộc nhiều vào cấu trúc địa chất, nếu gặp thấu kính cát hạt thô hoặc đất sét cứng rất khó xuyên qua
+ Khi ép cọc dễ gây ứng suất ảnh hưởng đến công trình lân cận
+ Thường chỉ sử dụng với công trình có tải trọng nhỏ đến trung bình, chiều sâu cũng không được quá lớn để đảm bảo độ mảnh của cọc
+ Trước khi thi công cần phải chuẩn bị mặt bằng phẳng, đẹp hơn nhiều so với cọc khoan nhồi
+Như vậy có thể thấy, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau và phù hợp với tùy điều kiện thực tế công trình như qui mô, mặt bằng, điều kiện địa chất. Do đó để lựa chọn được giải pháp cọc phù hợp, Nhà đầu tư cần kết hợp chặt chẽ với đơn vị thiết kế, đơn vị khoan khảo sát địa chất nhằm chọn phương án tốt nhất về kinh tế, kỹ thuật.
Số lượng hố khoan, khoảng cách hố khoan và chiều sâu hố khoan như thế nào là phù hợp?
Về khoảng cách, số lượng hố khoan:
- Bước 1: Đánh giá sơ bộ mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình tại khu vực xây dựng, có 3 cấp trong đó cấp 1 là cấp đơn giản, cấp 2 là cấp trung bình và cấp 3 là cấp phức tạp. (Tham khảo phụ lục 2 TCVN 4419:1987- Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bản).
- Bước 2: Sau khi xác định được cấp phức tạp điều kiện địa chất công trình thì chúng ta dựa vào cấp quan trong, quy mô, tải trọng của công trình để tra bảng theo bảng D.1 TCVN 10304:2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế hoặc bảng D.1 TCVN 9363-2012 Khảo sát xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng. Dựa vào đó chúng ta xác định khoảng cách bố trí hố khoan.
- Tuy nhiên mỗi đơn nguyên công trình nên có tối thiểu 03 hố khoan.
Về chiều sâu hố khoan:
- Phụ thuộc vào qui mô tải trọng của công trình, tuy nhiên về cơ bản chiều sâu hố khoan nên vượt qua tầng đất tốt chịu lực từ (2-3)m.
Tầng đất chịu lực có thể hiểu là lớp đất có chỉ số SPT N30>30 búa (Đất loại sét), SPT N30>50 búa (Đất loại cát). Đối với công trình có tải trọng lớn, rất lớn cần phải khoan vào đá tươi có chỉ chỉ số RQD>75% tối thiểu (2-3)m.
Tuy nhiên, Để được tư vấn chính xác nhất và cụ thể cho từng công trình bạn vui lòng liên hệ với Hotline của Nền móng Đăng Quang để được tư vấn miễn phí.
Đối tác - Khách hàng
Năm kinh nghiệm
Nhân viên chuyên nghiệp
Dự án đã triển khai