Để có một nền móng công trình vững chãi với tuổi thọ sử dụng lâu thì bước ép cọc bê tôngcủa dự án nên được chủ đầu tư chăm chút và tiến hành một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Dịch vụ ép cọc bê tông tại Nền Móng Đăng Quang.
I - Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là phương thức sử dụng các thiết bị máy móc xây dựng hiện đại để đóng cọc bê tông đúc sẵn vào các vị trí sâu đã được đánh dấu sẵn nhằm tăng khả năng chịu lực cho móng công trình.
Nền móng là bộ phận chịu lực quan trọng của cả công trình nên khi áp dụng phương pháp này thì khả năng chịu lực của móng có thể tăng cao hơn gấp nhiều lần so với các công trình thông thường.
3 phương pháp ép cọc bê tông thường được kỹ sư sử dụng trong các dự án thi công:
Ép tải: Dùng cho công trình lớn hoặc vừa với diện tích mặt bằng thi công tương đối rộng.
Ép neo: Tương tự ép tải, ép neo dùng cho công trình vừa hoặc lớn nhưng lại không áp dụng cho dự án không có mặt bằng thi công.
Ép cọc bằng robot: Phương pháp này sử dụng máy ép cọc robot để thi công cho những công trình lớn và cần có mặt bằng thi công rộng rãi.
II - Đài móng cọc là gì?
Đài móng cọc là bộ phận liên kết quan trọng của các cọc với nền móng của công trình, giúp lực phân bố đều và cân bằng trong cả nền công trình. Nói chung, đài móng thường được chia thành hai loại, cứng và mềm, tùy theo đặc tính của chúng.
Vì đài móng cọc có ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực của công trình nên chúng được nên được thi công một cách tuần tự theo một trình tự nhất định. Nhà thầu cần làm tốt công tác chuẩn bị sơ bộ, khảo sát hiện trường để có thể đưa ra phương án thi công phù hợp.
Hơn thế nữa, công tác ép cọc bê tông cũng sẽ được giám sát và thực hiện theo đúng quy trình đảm bảo chất lượng và kỹ thuật để tránh ảnh hưởng không đáng có đến đài móng cọc, móng công trình thi công.
III - Quy trình ép cọc bê tông tại Nền Móng Đăng Quang
1. Bước 1: Chuẩn bị mặt bị mặt bằng thi công để ép cọc bê tông
Thi công ép cọc bê tông là bước khởi đầu quan trọng. Vì vậy, các nhà thầu, đơn vị thi công cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh xảy ra sai sót ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Bước đầu tiên của quy trình thi công ép cọc bê tông là chuẩn bị mặt bằng cho cọc. Các bước chuẩn bị cơ bản bao gồm:
Sẵn sàng đường giao thông, mặt bằng bằng phẳng để máy ép di chuyển dễ dàng trước khi thu cọc và chuẩn bị máy ép đến công trường.
Tại mặt bằng thi công, bố trí bao gồm sân bãi, dụng cụ đầy đủ cho việc di chuyển thuận lợi của công nhân đóng cọc và thi công đóng cọc, lán trại tạm thời hoặc nơi nghỉ ngơi của tổ công tác đóng cọc.
Đơn vị thi công đào móng đến cao độ đáy đài móng để tạo mặt bằng tốt cho việc đóng cọc bê tông. Sau đó, kỹ sư nên đổ cát san lấp mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho máy di chuyển.
Giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên, đơn vị thi công cần đổ vào một lớp cát dày để tạo thành mặt phẳng dốc, đồng thời di chuyển dụng cụ và cọc xuống.
2. Bước 2: Khảo sát địa hình xây dựng
Các kỹ sư cần khảo sát địa hình và khu vực xung quanh trước khi thi công để xác định phương pháp thi công móng cọc phù hợp nhất.
Tiếp theo là khảo sát mặt bằng và nền đất công trình để lựa chọn máy móc phù hợp cũng như phương pháp thi công hợp lý nhất.
3. Bước 3: Vận chuyển máy móc và cọc ép
Sau khi khảo sát địa hình, công nhân sẽ bắt đầu vận chuyển máy và cọc bê tông đến địa điểm công trình.
Những người lao động cần lưu ý việc bố trí, di chuyển để không ảnh hưởng đến các công trình lân cận và giao thông trong khu vực. Do máy ép cọc có kích thước lớn nên cần vận chuyển đến nơi thuận tiện, gần công trình để khi cần có thể sử dụng.
4. Bước 4: Ép cọc thử
Trước khi thi công ép cọc bê tông thử, kỹ sư sẽ đánh dấu vị trí tâm cọc. Sau đó, sẽ tiến hành thử nghiệm để kiểm tra chất lượng của cọc và độ sâu lún trước khi thử nghiệm trên diện rộng. Khi tiến hành đóng cọc thành công, công nhân có thể bắt đầu đóng cọc tại các vị trí đã đánh dấu trước đó.
Theo thông lệ, để tiết kiệm chi phí, nhà thầu sẽ không thực hiện khảo sát địa chất. Việc chọn phương án ép cọc, tải trọng áp lực và chiều dài cọc giả định thường được đưa ra theo kinh nghiệm của đơn vị thiết kế. Do đó, nhà thầu cần phải thử ép tim cọc, tìm hiểu địa chất thực tế, sau đó bàn bạc với các bên từ đó đưa ra tổ hợp cọc hợp lý, sau đó mới vận chuyển các cọc còn lại đến công trình.
Khi tập kết lần đầu, nên mang theo một lượng cọc thích hợp (thường khoảng 1/3 số tim cọc cần dùng) để thí nghiệm nhằm kiểm tra điều kiện địa chất khu vực thi công.
Chiều dài cọc bê tông hiện nay thường có chiều dài 3, 4, 5, 6m. Bê tông mác M200 cho cọc và 4d14 cho thép chủ. Nhà thầu cần tính toán số lượng cọc tiết kiệm nhất để tránh trường hợp phải làm gãy đầu cọc, gây lãng phí cọc và cần nhiều nhân công khi lắp ráp.
Đối với các công trình lớn hơn, cọc cần được đơn vị thiết kế chỉ định và thiết kế để đảm bảo khả năng chịu lực tối ưu.
Đơn vị thi công cần chú ý độ ngàm cọc thường từ 10cm-15cm, nên đóng cọc theo chiều dương từ 40cm-50cm để khi gõ vào đầu cọc có đủ cọc thép bám vào đầu cọc.
Vận chuyển thiết bị thi công ép cọc theo từng nhóm đến khu vực ép cọc, phân nhóm cọc bê tông.
Khi áp dụng các hoạt động khoan cọc không thể không nhắc tới việc thực hiện khoan cọc nhồi bởi nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng với một công trình trong việc xác định tính chính xác của sức chịu tải, cường độ và biến dạng cọc. Vậy hãy tìm hiểu ngay quy trình chuẩn của khoan cọc nhồi năm 2022 để thực hiện dự án được thành công.
5. Bước 5: Tiến hành ép cọc
Bước tiếp theo trong quy trình ép cọc bê tông là vận chuyển và lắp đặt thiết bị đóng cọc đến nơi đặt cọc. Cần điều chỉnh giá máy sao cho ổn định và cân bằng, điều chỉnh trục của khung và hệ thống kích, trục cọc thẳng đứng và trong cùng một mặt phẳng.
Các bước thi công ép cọc bê tông đơn giản thường được tiến hành như sau:
Nối hệ thống neo hoặc dầm chất đối trọng với thiết bị ép cọc một cách chắc chắn sau khi đã kiểm tra lại cọc một lần.
Thực hiện đưa cọc vào vị trí ép với cần cẩu.
Tiến hành ép mũi cọc theo phương thẳng đứng vào vị trí đã cho sẵn. Tốc độ ép nên tăng chậm dần đều và không bao giờ để nó vượt quá 1 cm/giây.
Sau quá trình ép mũi cọc, kỹ sư cần tiếp tục nối đoạn giữa bằng mối nối cọc bằng cách hàn trước và hàn sau.
Sau khi đã hàn cần liên tục kiểm tra độ thẳng đứng của cọc có được bảo đảm không, luôn phải giữ những đoạn nối sao cho trùng trục với nhau. Sau đó, có thể tiến hành ép cọc bê tông với áp lực 3-4 kg/cm2.
Thời điểm đầu thì tốc độ xuống cọc nên giữ ở dưới 1cm/giây. Sau đó có thể tăng dần nhưng không nên vượt quá mức 2cm/giây.
Những lưu ý khi ép cọc bê tông:
Cần đánh dấu đúng và đủ những vị trí tim cọc để quá trình ép được diễn ra chuẩn xác, đảm bảo độ chính xác của công trình.
Kiểm tra vị trí cọc và máy ép cọc sao cho chúng trùng nhau.
Cần ép liên tục cho đến khi cọ trồi lên so với mặt đất tầm từ 60-80 cm.
Khi nối cọc, kỹ sư cần kiểm tra để đảm bảo kỹ thuật hàn giống với bản vẽ thiết kế.
Đội ngũ công nhân cần được chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và làm việc theo các quy định về an toàn lao động.
Trong bước này, người ta có thể sử dụng phương pháp ép cọc ly tâm (sử dụng máy ép chuyên nghiệp để tiến hành đẩy các cọc bê tông được đúc sẵn trước đó vào lỗ) hoặc phương pháp ép cọc neo bê tông (sử dụng mũi neo rồi khoan sâu vào lòng đất làm tải trọng).
6. Bước 6: Nghiệm thu
Đây là quá trình nghiệm thu và kiểm tra chất lượng của toàn bộ công trình được thi công sau khi đã được xây dựng. Bước này thường được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền làm việc kiểm định và thu nhận.
Họ sẽ dùng bản vẽ thiết kế làm tiêu chuẩn đánh giá xem công trình đặc biệt phần ép cọc bê tông có được thực hiện đúng hay không.
IV - Các yêu cầu kỹ thuật khi ép cọc bê tông
Cốt thép dọc của đoạn cọc phải đảm bảo được hàn chính xác vào đoạn nối theo cả 2 bên của thép.
Vành thép khi được nối cần phải thẳng, phẳng và không được chênh.
Bề mặt của hai đoạn cọc nối phải khít, không được tạo ra khe hở.
Trục của đoạn cọc phải trùng với phương nén cọc.
Đường hàn phải giống với kích thước trong thiết kế, trên cả 4 mặt của cọc phải có đường hàn nối cọc. Trên mỗi mặt của cọc, đường hàn phải không được nhỏ hơn 10cm.
Vậy ngoài các yêu cầu kỹ thuật trên thì còn những yêu cầu nào đối với ép cọc nói riêng và những tiêu chuẩn xây dựng không? Để biết thêm chi tiết thì hãy cùng nhau tìm hiểu về 64 quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam bạn nhé!
V - YÊU CẦU KỸ THUẬT VỚI THIẾT BỊ ÉP CỌC
Trong quá trình ép cọc bê tông, việc sử dụng thiết bị ép cọc đúng và chuẩn là rất quan trọng. Sau đây là những yêu cầu kỹ thuật mà thiết bị ép cọc cần đảm bảo:
Theo quy chuẩn hiện nay, lực ép danh định lớn nhất không được nhỏ hơn 1,4 lần so với lực ép lớn nhất.
Lực nén của kích cần phải đảm bảo tác dụng lực theo phương dọc của trục khi ép, không được gây lực ngang.
Chuyển động của pittong phải được điều chỉnh sao cho đều và khống chế được tốc độ khi ép.
Đồng hồ đo áp lực cần tạo ra sự tương xứng với khoảng lực đo.
Thiết bị ép cọc bê tông cần phải vận hành đúng và chuẩn xác theo những yêu cầu của quy định về an toàn lao động trong quá trình thi công.
Áp lực lớn nhất của đồng hồ đo không được vượt hơn 2 lần so với áp lực khi đo ép cọc.
Trong quá trình ép cọc bê tông, kỹ sư cần làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo tiến độ cũng như yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Kết luận
Ép cọc bê tông là một phần không thể thiếu trong quá trình thi công của bất cứ công trình nào. Đây là bước đầu để đảm bảo cho việc xây dựng một công trình bền vững. Mong rằng những phần kiến thức bên trên có thể giúp ích cho các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực liên quan.
Còn với những chủ đầu tư, chủ nhà đang tìm một công ty uy tín để thực hiện ép cọc bê tông Hà Nội, hãy liên hệ ngay với công ty Nền Móng Đăng Quang chúng tôi để được nhận sự tư vấn nhiệt tình nhất.
???? Hello World!