Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam là gì? Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là gì? Chúng gồm những phần nào? Hãy cùng Nền móng Đăng Quang tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
I - Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam là gì?
Quy chuẩn xây dựng là quy chuẩn bắt buộc do cơ quan quản lý xây dựng có thẩm quyền trong nước ban hành và được áp dụng trong hoạt động xây dựng. Đây là những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu mà tất cả các hoạt động xây dựng phải tuân theo, cùng với các giải pháp và tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng để đạt được chúng.
Khác với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng.
Tuy nhiên, do điều kiện môi trường của mỗi nước khác nhau nên quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng của mỗi nước cũng khác nhau. Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng nên khi thiết kế các công trình kiến trúc, người thiết kế phải chú ý đến các tiêu chuẩn của quốc gia đó.
Tại Việt Nam, các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam cũng đã được ban hành để đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh, tiện nghi, v.v.
II - Mục tiêu của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Đảm bảo công ty phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã được ấn định
Bảo vệ an toàn cho người lao động, giữ gìn cảnh quan, môi trường sống
Luôn đặt sự an toàn quốc phòng, sự bình an của người dân lên hàng đầu
Đảm bảo đất đầu tư được đảm bảo, không bị sử dụng sai mục đích
1. Lợi ích cho doanh nghiệp
Công bố quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam áp dụng và công bố tuân thủ quy định xác nhận và chứng minh cho xã hội thấy trách nhiệm của nhà sản xuất và kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa.
Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tức là chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại nhưng chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy. Do đó, việc công bố tiêu chuẩn áp dụng và thông báo hợp quy trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
- Cơ quan quản lý quốc gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp thông qua trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng (Bộ Xây dựng công bố danh sách tổ chức, cá nhân công bố tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật trên trang thông tin điện tử). Đồng thời, các sản phẩm, hàng hóa này được tham gia vào bảng giá vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng công bố định kỳ hàng tháng. Bảng công bố giá này là cơ sở để các đơn vị tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công và chủ đầu tư tiến hành thẩm định dự án.
Việc công bố quy chuẩn vàtiêu chuẩn xây dựng Việt Nam thúc đẩy sự cạnh tranh công khai, minh bạch giữa nhà sản xuất, kinh doanh về chất lượng sản phẩm trước người tiêu dùng.
Đó cũng là cách làm chủ và kiểm soát sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó giúp nhà sản xuất duy trì chất lượng ổn định,tăng năng suất; giảm thiểu chất thải, giảm tỷ lệ phế phẩm bằng cách duy trì quá trình sản xuất, nhập khẩu để đảm bảo chất lượng công bố.
2. Lợi ích cho người tiêu dùng
Dựa vào quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và yên tâm sử dụng vì sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra, nhờ những quy chuẩn vàtiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, họ có thể dễ dàng chọn lựa sản phẩm đảm bảo công khai, minh bạch về chất lượng và số lương.
3. Lợi ích của cơ quan quản lý nhà nước
Doanh nghiệp yêu cầu chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế nhập siêu bằng việc ban hành hàng rào kỹ thuật thương mại, hạn chế hiệu quả việc nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng từ các nước vào Việt Nam, vì sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý quốc gia có cơ sở và thông tin để xây dựng cơ chế, chính sách điều tiết thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các sản phẩm, hàng hóa có định hướng và giải pháp phát triển. Hạn chế các sản phẩm và hàng hóa không phù hợp.
III - Danh mục quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có một hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn hiệu lực. Một vài ký hiệu liên quan bao gồm:
QC: Quy chuẩn
QĐ: Quyết định
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QCXDVN: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCN: Tiêu chuẩn ngành
Sau đây là những quy chuẩn hiện hành:
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam – Tập I (phát hành năm 1996)
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam – Tập II (phát hành năm 1997)
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam – Tập III (phát hành năm 1997)
QĐ 47/1999/QĐ-BXD: Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình (phát hành năm 1999)
QCVN 02:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
QCXDVN 05:2008/BXD: Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe (2008)
QCVN 03:2009/BXD: Quy định loại và cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, bao gồm công trình xây mới và cải tạo sửa chữa (2009)
- QCVN 03:2012/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (2013)
QCVN 09:2013/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (2013)
QCVN 17:2013/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (2013)
QCVN 10:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng (2014)
QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng (2014)
QCVN 18:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng (2014)
QCVN 07:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật (2016)
QCVN 09:2017/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (2017)
QCVN 08:2018/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình tàu điện ngầm (2018)
QCVN 13:2018/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Gara ôtô (2018)
QCVN 17:2018/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời (2018)
QCVN 01:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (2019)
QCVN 04:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (2019)
QCVN 16:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (2019)
QCVN 06:2020/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (2020)
IV - Danh mục tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành
Tiêu chuẩn về các vấn đề chung
Về quy hoạch
TCVN 4092 1985: Hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông trường (1885)
TCVN 4417 1987: Quy trình lập hồ sơ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng (1887)
TCVN 4449 1987: Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế (1887)
TCVN 4616 1987: Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp-Tiêu chuẩn thiết kế (1887)
TCVN 4418 1987: Hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện (1887)
TCVN 4448 1987: Hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lỵ (1887)
TCVN 4454 1987: Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã, hợp tác xã-Tiêu chuẩn thiết kế (1887)
TCXDVN 362 2005: Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế (2005)
Về khảo sát
TCN 20 1984: Quy trình khảo sát thiết kế sửa chữa nâng cấp đường ô tô (1884)
TCVN 4119 1985: Địa chất thủy văn – Thuật ngữ và định nghĩa (1885)
TCN 13 1985:Quy trình khảo sát địa chất công trình để thiết kế và khảo sát các công trình ngầm (1985)
TCVN 4419 1987: Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản (1987)
TCXD 161 1987: Công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng (1987)
TCXD 160 1987: Khảo sát địa kỹ thuật, Phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc (1987)
TCVN 171 1987: Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt sụt lở (1987)
TCN 83 1991: Quy trình xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố khoan (1991)
TCVN 5747 1993: Đất xây dựng – Phân loại (1993)
TCN 116 1999: Thành phần Khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi (1999)
TCVN 263 2000: Quy trình khảo sát đường ô tô (2000)
TCN 259 2000: Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình (2000)
TCN 262 2000: Quy trình khảo sát thiết kế nền đường Ô tô đắp trên đất yếu (2000)
TCN 115 2000: Thành phần, nội dung, và Khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi (2000)
TCXDVN 270 2002: Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá (2002)
TCN 118 2002: Thành phần, nội dung và Khối lượng lập dự án đầu tư thủy lợi (2002)
TCN 4 2003: Thành phần nội dung, Khối lượng điều tra khảo sát và tính toán khí tượng thủy văn các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi (2003)
TCN 145 2005: Hướng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế xây dựng (2005)
TCXDVN 194 2006: Nhà cao tầng – công tác khảo sát địa kỹ thuật (2006)
TCXDVN 366 2006: Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho xây dựng trong vùng Karst (2006)
TCVN 2683 2012: Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu (2012)
TCVN 4118 2012: Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế (2012)
TCVN 4197 2012: Xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm (2012)
TCVN 4200 2012: Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm (2012)
TCVN 9115 2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu (2012)
TCVN 9361 2012: Thi công, nghiệm thu nền móng (2012)
TCVN 4253 2012: Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế
(2012)
TCVN 4198 2014: Xác định thành phần hạt (2014)
Việc xin giấy phép xây dựng cũng là một quy chuẩn để tiến hành đến việc xây dựng. Vậy làm thế nào để xin giấy phép một cách nhanh chóng để kịp tiến độ thi công công trình. Hãy đến với Dịch vụ xin Giấy phép xây dựng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo thời gian thi công.
Về trắc địa
TCXD 203 1997: Nhà cao tầng: Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công (1997)
TCXDVN 309 2004: Công tác trắc địa trong công trình xây dựng – Yêu cầu chung (2004)
TCXDVN 364 2006: Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình (2006)
TCVN 9398 2012: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung (2012)
TCVN 9401 2012: Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình (2012)
TCVN 9364 2012: Nhà cao tầng. Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công (2012)
Vừa rồi chúng tôi đã cập nhật toàn bộ bảng quy chuẩn xây dựng Việt Nam, vì vậy khi thực thi bất cứ công trình nào, hãy nhớ tìm hiểu kỹ các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã ghi chi tiết ở trên.