NHIỆM VỤ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
1.Mục đích khảo sát địa chất
Mục đích của công tác khảo sát địa chất nhằm cung cấp đầy đủ và chi tiết số liệu về cấu trúc địa chất, các chỉ tiêu cơ lý của đất, nước dưới đất khu vực xây dựng.Phục vụ cho công tác triển khai khảo sát ngoài thực địa nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ khảo sát.
Cung cấp tài liệu khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn.
Cung cấp các chỉ tiêu phục vụ tính toán móng công trình.
Lập báo cáo kỹ thuật đánh giá điều kiện địa chất công trình khu vực khảo sát phục vụ cho giai đoạn thiết kế cơ sở.
Kiến nghị giải pháp móng cho hạng mục công trình phù hợp với điều kiện địa chất công trình.
* Cụ thể:
- Khoan, xác định ranh giới các lớp đất;
- Lấy mẫu đất, thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất, cung cấp các chỉ tiêu cơ lý phục vụ cho công tác thiết kế;
- Thí nghiệm hiện trường xuyên tiêu chuẩn (SPT) trong các lớp đất;
- Xác định mực nước ổn định và mực nước xuất hiện.
2. Phạm vi khảo sát địa chất
Phạm vi khảo sát địa chất là các công trình nằm trong ranh giới đất của dự án.
3.Cơ sở pháp lý và tiêu chuẩn khảo sát địa chất được áp dụng
3.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014; Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
-Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
-Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/08/ 2021 của Bộ xây dựng ban hành định mức xây dựng;
- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
3.2. Tiêu chuẩn áp dụng
TT | Tiêu chuẩn | Mã hiệu |
1 | Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản | TCVN 4419:1987 |
2 | Khảo sát cho xây dựng – Khảo sátđịa kỹthuật cho nhà cao tầng | TCVN 9363:2012 |
3 | Tiêu chuẩn thiết kếnền nhà và công trình | TCVN9362-2012 |
4 | Thiết kế công trình chịu động đất | TCVN 9386:2012 |
5 | Móng cọc-Tiêu chuẩn thiết kế | TCVN 10304:2014 |
6 | Tiêu chuẩn khoan thăm dò địa chất công trình | TCVN 9437:2012 |
7 | Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất | TCVN 9155:2012 |
8 | Đất xây dựng-Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu | TCVN 2683:2012 |
9 | Yêu cầu bảo quản mẫu nõn khoan trong công tác khảo sát địa chất công trình | TCVN 9140:2012 |
10 | Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm | TCVN 4195:2012 |
11 | Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm | TCVN 4196:2012 |
12 | Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn chất dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm | TCVN 4197:2012 |
13 | Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm | TCVN 4198:2014 |
14 | Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng | TCVN 4199:1995 |
15 | Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm | TCVN 4200:2012 |
16 | Đất xây dựng - Các phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm | TCVN 4202:2012 |
17 | Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ nhất của đất rời trong phòng thí nghiệm | TCVN 8721:2012 |
18 | Phương pháp xác định góc nghỉ tự nhiên của đất rời trong PTN | TCVN 8724:2012 |
4.Yêu cầu về công tác khảo sát
4.1 Yêu cầu về định vị hố khoan:
Công tác định vị hố khoan được thực hiện dựa trên các địa vật và các mốc ranh giới diện tích khu đất khảo sát mà chủ đầu tư cung cấp. Công tác định vị được xác định bằng thước dây và được sự thống nhất của cán bộ kỹ thuật của nhà thầu và cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.
4.2Yêu cầu về công tác khoan:
Công tác khoan được sử dụng máy khoan chuyên dụng, dung phương pháp khoan xoay bơm rửa bằng dung dịch sét.
Tất cả các hố khoan được tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9437:2012. Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.
Điều kiện kết thúc hố khoan khi thỏa mãn 1 trong những trường hợp sau theo tiêu chuẩn TCVN 9363-2012 –Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà ở cao tầng.
4.3Yêu cầu về công tác xuyên tiêu chuẩn:
4.4 Yêu cầu về công tác lấy mẫu:
- Với mẫu đất nguyên dạng:
STT | Các chỉ tiêu cơ lý | Ký hiệu | Đơn vị |
1 | Thí nghiệm thành phần hạt | P |
|
2 | Độ ẩm tự nhiên | W | % |
3 | Khối lượng thể tích tự nhiên | g | g/cm3 |
4 | Khối lượng thể tích khô | gk | g/cm3 |
5 | Khối lượng riêng | D | g/cm3 |
6 | Hệ số rỗng tự nhiên | e0 | - |
7 | Độ bão hòa | G | % |
8 | Độ lỗ rỗng | n | % |
9 | Giới hạn chảy | WL | % |
10 | Giới hạn dẻo | Wp | % |
11 | Chỉ số dẻo | Ip | - |
12 | Độ sệt | IL | - |
13 | Lực dính | C | Kg/cm2 |
14 | Góc ma sát trong | j | độ |
15 | Hệ số nén lún (nén nhanh) | a1-2 | cm2 /kG |
16 | Sức chịu tải quy ước | Ro | kG/cm2 |
17 | Mô đun tổng biến dạng | Eo | kG/cm2 |
+Thí nghiệm nén ba trục sơ đồ CU, Thí nghiệm nén cố kết Cv
Với mẫu đất không nguyên dạng:
STT | Các chỉ tiêu cơ lý | Ký hiệu | Đơn vị |
1 | Thí nghiệm thành phần hạt | P | % |
2 | Khối lượng riêng | D | g/cm3 |
3 | Góc nghỉ khô | ak | độ |
4 | Góc nghỉ bão hòa | aư | độ |
5 | Hệ rỗng lớn nhất | e max |
|
6 | Hệ số rỗng nhỏ nhất | e min |
|
7 | Sức chịu tải quy ước | Ro | g/cm3 |
8 | Mô dun tổng biến dạng | Eo | g/cm3 |
+ Các chỉ tiêu cơ lý của đá:
STT | Các chỉ tiêu cơ lý | Ký hiệu | Đơn vị |
1 | Độ ẩm bão hòa | W0 | % |
2 | Độ ẩm khô gió | Wk |
|
3 | Khối lượng thể tích bão hòa | gw | g/cm3 |
4 | Khối lượng thể tích khô gió | go | g/cm3 |
5 | Khối lượng riêng | gs | g/cm3 |
6 | Độ lỗ rỗng (Độ khe hở) | N | % |
7 | Tỷ lệ khe hở | G | % |
8 | Chỉ số RQD, TCR | RQD, TCR | % |
5. Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến:
Khối lượng khoan khảo sát địa chất::….hố khoan
(Chiều sâu dự kiến từng hố xem bảng tổng hợp khối lượng khoan khảo sát)
Số lượng hố khoan
| Độ sâu hố khoan (dự kiến) (m) | Khoan xoay lấy mẫu trên cạn đất đá cấp I-III (dự kiến) | Số lượng SPT (lần) | Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý thông thường mẫu đất (dự kiến) |
HK1 | … | … | … | … |
… |
|
|
|
|
Tổng | … | … | … | … |
6. Yêu cầu đối với nhà thầu khoan khảo sát.
7. Công tác chỉnh lý số liệu, lập báo cáo khảo sát:
- Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình được lập tuân theo điều 29 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
-Các kết quả thí nghiệm mẫu đất được tổng hợp, chỉnh lý theo tiêu chuẩn TCVN 9153-2012.
8. Công tác kiểm tra giám sát:
Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tục công tác khảo sát trên tất cả phạm vi công việc.
9. Thời gian thực hiện khảo sát:
Thời gian dự kiến hoàn thành toàn bộ công tác khảo sát và báo cáo là...ngày kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng
10.Sản phẩm giao nộp:
11. Kết luận:
Trên đây là bản Nhiệm vụ khảo sát địa chất phục vụ thiết kế cơ sở và thiết kế thi công dự án“………”. Kính đề nghị Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín tiến hành công tác khảo sát đảm bảo cung cấp được các số liệu về hiện trạng công trình, địa hình địa mạo, địa chất công trình tin cậy để phục vụ công tác thiết kế và thi công.
Xin trân trọng cảm ơn!