Hướng dẫn cách xác định khoảng cách, chiều sâu và số lượng hố khoan địa chất theo đúng tiêu chuẩn quốc gia!
Khoảng cách, chiều sâu và số lượng hố khoan địa chất công trình là bao nhiêu? Đây là những thông tin cần thiết mà bạn cần nắm được để có thể theo dõi xem đơn vị nhận khảo sát công trình có thực hiện đúng kỹ thuật hay không. Dưới đây, Chúng tôi sẽ cung cấp nội dung về "quy định tiêu chuẩn khoảng cách, chiều sâu và số lượng hố khoan địa chất" để quý vị tham khảo thêm.
1. SỐ LƯỢNG HỐ KHOAN TRONG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
Số lượng hố khoan khảo sát địa chất công trình cần bao nhiêu là đủ của một công trình.
- Công trình có tính chất quy mô, tải trọng nhỏ, mức độ phức tạp thấp (Nhà ở riêng lẻ, nhà xưởng, nhà kho) khoan ít nhất từ (2-3) hố khoan của mỗi công trình,
- Công trình có tính chất quy mô, tải trọng trung bình, mức độ phức tạp trung bình ( Chung cư, Nhà cao tầng) khoan ít nhất từ(3-5)hố khoan của mỗi công trình.
- Công trình có tính chất chất quy mô, tải trọng lớn mức độ phức tạp cao (Khu công nghiêp, Khu đô thị) khoan ít nhất là 5 hố khoan đến rất nhiều hố khoan .
Tuy nhiên tùy vào đặc điểm quy mô, đặc điểm, tính chất công trình sẽ đưa ra số lượng hố khoan sao cho hợp lý với công trình. Trong một công trình thông thường sẽ có 1 hố khoan khống chế kiểm tra chiều sâu bên dưới.
Tài liệu tham khảo (TCVN 9363-2012 Phụ lục D)
Link tải tài liệu miễn phí (Đuôi pdf) ở bên dưới:
https://nenmongdangquang.com/upload/img/media/TCVN-9363-2012KS-DIA-KT-CHO-NHA-CAO-TANG.pdf.
2. KHOẢNG CÁCH CÁC HỐ KHOAN TRONG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
Khoảng cách các hố khoan phụ thuộc vào điều kiện địa chất, tính chất công trình sự phân bố tải trọng của công trình.
- Công trình nhỏ (Nhà ở riêng lẻ, Nhà xưởng) phân bố tải trọng đều, điều kiện địa chất nhỏ. Khoảng cách giữa các hố khoan thông thường từ(50-70)m.
- Công trình trung bình, khá nhạy cảm với lún không đều phân bố tải trọng không đều, điều kiện địa chất trung bình . Khoảng cách giữa các hố khoan thông thường từ(30-50)m.
- Công trình quan trọng, nhạy cảm với độ lún và lún lệch phân bố tải trọng không đều, điều kiện địa chất phức tạp. Khoảng cách giữa các hố khoan thông thường từ (10-30) m.
Tuy nhiên một số vị trí có tải trọng lớn thì khoảng cách giữa các hố khoan sẽ được rút ngắn lại.
Tài liệu tham khảo (TCVN 9636:2012, Phụ lục D)
Link tải tài liệu miễn phí (Đuôi pdf) ở bên dưới:
https://nenmongdangquang.com/upload/img/media/TCVN-9363-2012KS-DIA-KT-CHO-NHA-CAO-TANG.pdf
Tham khảo : Dịch vụ khoan khảo sát địa chất
3. CHIỀU SÂU HỐ KHOAN TRONG KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT.
Tùy thuộc vào hạng mục tình hình địa chất mà yêu cầu về hố khoan khác nhau, các yếu tố phụ thuộc vào như đất đá, quy mô và mức độ quan trọng của công trình. Nếu như chưa khoan đến độ sâu chịu tải của công trình thì sẽ gây ra các hiện tượng sụt lún ko đảm bảo sự ổn định của công trình.
- Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình bình thường, quy mô khá lớn. Gặp nền đất tốt, chỉ cần khoan vào lớp đất tốt chiều sâu từ 5 m đến 10 m, khoan chạm vào lớp đá phong hóa thì dừng.
- Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng, quy mô khá lớn. Gặp nền đất tốt thì chiều sâu khoan khảo sát địa chất thích hợp là 10 m. Nếu gặp phải lớp đất yếu thì phải khoan qua lớp đất yếu đó và khoan vào lớp đất tốt ít nhất là 3 m và có chỉ số SPT>30. Nếu gặp đá nông thì phải khoan và đá tươi 1 m.
- Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, quy mô lớn đến rất lớn.Gặp nền đất tốt thì chiều sâu khoan khảo sát địa chất thích hợp từ 10 m đến 15 m. Nếu gặp đất yếu phải khoan qua đất yếu khoan vào lớp đất tốt ít nhất là 3 m có chỉ số SPT >30. Nêu gặp đá nông thì phải khoan vào đá tươi 1 m.
Tuy nhiên, nếu khoan đến chiều sâu quy định mà trong bản thiết kế khoan khảo sát đề ra thì cần báo lại bên thiết kế điều chỉnh lại chiều sâu hố khoan sao cho phù hợp với các hạng mục của công trình.
Tài liệu tham khảo (TCVN 9636:2012, Phụ lục C)
Link tải tài liệu miễn phí (Đuôi pdf) ở bên dưới:
https://nenmongdangquang.com/upload/img/media/TCVN-9363-2012KS-DIA-KT-CHO-NHA-CAO-TANG.pdf