THẾ NÀO LÀ THÍ NGHIỆM CPT, CPTu.
Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT – Cone Penetration Test – là một trong những dịch vụ trọng tâm của Công ty Nền móng Đăng Quang chúng tôi.
Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT) là phương pháp được sử dụng để xác định các đặc tính địa kỹ thuật của đất (đặc biệt là trong lớp đất yếu) và phân tầng địa tầng.
Thí nghiệm xuyên tĩnh CPTu là phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh để đo áp lực nước lỗ rỗng, thí nghiệm CPTu chỉ sử dụng trong đất dính và đất rời có kích thước hạt lớn nhất nhỏ hơn đường kính của đầu xuyên.
THÍ NGHIỆM CPT ĐỂ LÀM GÌ.
- Để xác định các đặc tính kỹ thuật của đất (đặc biệt là trong lớp đất yếu) và phân tầng địa tầng.
- Xác định sức kháng xuyên của mũi xuyên (qc) hình nón khi nó được ấn vào trong đất.
- Xác định sức kháng ma sát (fs) của măng sông hình trụ.
- Xác định sự phát triển của áp lực nước lỗ rỗng trong khi ấn dụng cụ xuyên piezocone. Sự giảm áp lực nước lỗ rỗng sau khi ấn, cũng có thể được xem như liên quan đến tính thấm và khả năng chịu nén của đất.
QUY TRÌNH XUYÊN TĨNH CPT
Bộ thí nghiệm xuyên tĩnh CPT gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Mũi xuyên
Là bộ phận trực tiếp xuyên vào đất được cấu tạo với phần đầu là mũi côn có góc đỉnh 60o. Đường kính đáy mũi là 35.7 mm, diện tích tiết diện ngang là 10 cm2. Mũi xuyên được ấn vào trong đất cùng với cần xuyên. Việc đo sức kháng xuyên đầu mũi và ma sát bên được tiến hành liên tục và đồng thời. Mũi xuyên thường được gắn cảm biến, các thông tin về sức kháng xuyên, ma sát thành, lực ấn được chuyển thành tín hiệu điện và truyền qua cáp đặt trong cần xuyên về bộ phận đo ghi.
Mũi xuyên với đá thấm đo áp lực nước lỗ rỗng
Cần xuyên là bộ phận truyền lực đến mũi xuyên để đưa mũi xuyên vào đất. Cần xuyên thường có đường kính bằng đường kính mũi xuyên, dài 1000 mm, được cấu tạo bằng thép đặc biệt, bên trong rỗng để luồn dây cáp tín hiệu qua.
Hệ thống truyền lực
Dùng bơm thuỷ lực, pittong để ấn mũi xuyên và cần xuyên xuống đất.
Hệ thống truyền lực ấn CPT
Hệ thống Interface gồm có các module điều khiển, màn hình hiển thị,…
Hình1: mũi xuyên CPT | Hình 2: cần xuyên CPT |
Hình 3: Bộ đo CPT Gouda-Geo | Hình 4: Bộ đo CPT Geomil |
Chất đối tải cho hệ thống xuyên tĩnh CPT
Trước khi tiến hành thí nghiệm, cần kiểm tra toàn bộ thiết bị, xác định chính xác vị trí xuyên đúng thiết kế và neo chắc chắn vào đất, tránh để nhổ neo trong quá trình xuyên.
Tiến hành xuyên bằng cách tăng áp lực xuyên lên đầu cần xuyên. Tốc độ hạ xuyên 2cm/s. Độ sâu xuyên được hiển thị trực tiếp trên Interface. Quá trình xuyên phải thực hiện liên tục, chỉ được phép dừng xuyên để nối cần. Khi xuyên phải thẳng, tránh xuyên chéo gây cong cần, kết quả xuyên sẽ không chính xác.
Các thông số cần xác định khi xuyên tĩnh:
Sức kháng xuyên đầu mũi (Cone Resistance) qc: Là sức kháng xuyên của đất tác dụng lên mũi xuyên, được xác định bằng tỷ số giữa lực tác dụng lên mũi côn và diện tích tiết diện đáy mũi
qc = Qc/Fc
Trong đó:
qc: Sức kháng xuyên đơn vị, kG/cm2
Qc: Lực tác dụng lên đáy mũi xuyên, kG
Fc: Diện tích tiết diện đáy mũi xuyên, cm2
Ma sát thành đơn vị (Sleeve Friction) fs: Là sức kháng của đất tác dụng lên bề mặt của ống đo ma sát, được xác định bằng tỷ số giữa lực tác dụng lên bề mặt ống đo ma sát Qs và diện tích bề mặt ống đo Fs.
fs = Qs/Fs
Trong đó:
fs: Ma sát thành đơn vị, kG/cm2
Qs: Lực tác dụng lên ống đo ma sát, kG
Fs: Diện tích bề mặt ống đo ma sát, cm2
Sức kháng xuyên tổng: Là tổng lực tác dụng lên mũi côn và lực tác dụng lên ống đo ma sát.
Qt = Qc + Qs
Trong đó:
Qt: Sức kháng xuyên tổng, kG
Qc: Lực tác dụng lên đáy mũi xuyên, kG
Qs: Lực tác dụng lên ống đo ma sát, kG
Tỷ sức kháng xuyên Fr: Là tỷ số giữa ma sát thành đơn vị fs và sức kháng xuyên đầu mũi qc.
Fr = fs/qc
Ngoài ra còn có thêm thông số đo áp lực nước lỗ rỗng u (kPa), đo mức độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng.
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CPT
Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh được mô tả trên biểu đồ xuyên tĩnh theo chiều sâu. Trục hoành mô tả sự biến đổi qc, fs và u. Trục tung mô tả độ sâu xuyên.
Biểu đồ thí nghiệm xuyên tĩnh CPT
Dựa vào kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh có thể phân loại đất, đánh giá độ chặt của đất loại cát, trạng thái của đất loại sét và một số đặc trưng cơ lý của đất nền theo các bảng sau:
Phân loại đất theo Fr của một số tác giả:
Loại đất | Schmertmann | Begemann | Fugro | Sangleret |
Cát sạn | 0 – 0.5 |
|
|
|
Cát | 0.5 – 2 | 1.25 – 1.6 | 0.5 – 1.5 | < 2 |
Cát bụi | 1.75 – 2.5 | 1.6 – 2.5 | 1.5 – 2 | 1 – 2.75 |
Bụi | 2.3 – 3.5 | 2.5 – 3.6 | 2 – 2.5 | 2.75 – 3.5 |
Sét bụi, sét pha | 3 – 4.5 | 3.6 – 4 | 2.5 – 3 | 3.4 – 7 |
Sét | > 4 | 4 – 7 | 3 – 6 | 3 – 8 |
Than bùn |
| > 7 | > 6 |
|
Phân loại đất theo qc và Fr theo 20 TCN – 174 – 89:
Loại đất | qc, kG/cm2 | Fr |
Cát hạt thô và trung | > 90 | 0.3 – 0.8 |
Cát hạt mịn | < 90 | 0.5 – 0.7 |
Cát bụi, cát pha | < 30 | 1.0 – 3.0 |
Sét pha | 7 – 40 | 2.0 – 4.0 |
Sét | 7 – 30 | 4.0 – 9.0 |
Bùn |
| 0.2 – 5.0 |
Trạng thái của đất loại cát theo sức kháng xuyên qc (theo RXN 33-70)
Loại cát | Sức kháng xuyên mũi qc, kG/cm2 | Độ chặt | Hệ số rỗng e |
Hạt to và vừa | < 50 50 – 150 > 150 | Rời Chặt vừa Chặt | > 0.70 0.70 – 0.55 < 0.55 |
Hạt nhỏ | < 30 30 – 100 > 100 | Rời Chặt vừa Chặt | > 0.75 0.75 – 0.60 < 0.60 |
Hạt mịn ít ẩm | < 30 30 – 100 > 100 | Rời Chặt vừa Chặt | > 0.80 0.80 – 0.60 < 0.60 |
Hạt mịn bão hoà nước | < 15 15 – 60 > 60 | Rời Chặt vừa Chặt | > 0.80 0.80 – 0.60 < 0.60 |
Độ sệt của đất loại sét theo sức kháng xuyên qc
Sức kháng xuyên mũi qc, kG/cm2 | Trạng thái |
> 50 30 -50 10 -30 < 10 | Cứng Nửa cứng Dẻo cứng Dẻo mềm và dẻo chảy |
Góc ma sát trong của cát hạt to, vừa và nhỏ
Sức kháng xuyên mũi qc, kG/cm2 | Góc ma sát trong (độ) khi độ sâu xuyên, m | ||
< 2 | 2 – 5 | > 5 | |
10 20 40 70 120 200 300 | 28 30 32 34 36 38 40 | 27 29 31 33 35 37 39 | 26 28 30 32 34 36 38 |
Áp lực tính toán quy ước Ro theo tiêu chuẩn TCN – 174 89
Sức kháng xuyên mũi qc, kG/cm2 | Áp lực tính toán quy ước Ro, kG/cm2 |
10 20 30 40 50 60 | 1.2 2.2 3.1 4.0 4.9 5.8 |