I. Nguyên lý thiết kế trường mầm non
1. Số lượng học sinh
a. Đối với lớp mẫu giáo nhỏ
Từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi (nhóm sữa): mỗi nhóm chỉ nên 15 cháu
Từ 7 đến 12 tháng tuổi(nhóm bột): mỗi nhóm 18 cháu
Từ 13 đến 18 tháng tuổi (nhóm cháo): mỗi nhóm 20 cháu
Từ 19 đến 24 tháng tuổi (nhóm cơm nát): mỗi nhóm 22 cháu
Từ 25 đến 36 tháng tuổi (nhóm cơm): mỗi nhóm 25 cháu
b. Đối với lớp mẫu giáo lớn
Từ 3 - 4 tuổi: là lớp mẫu giáo bé (lớp mầm): mỗi lớp 25 cháu
Từ 4 - 5 tuổi: là lớp mẫu giáo nhỡ (lớp chồi): mỗi lớp 30 cháu
Từ 5 - 6 tuổi: là lớp mẫu giáo lớn (lớp lá): Mỗi lớp 35 cháu
2. Bán kính phục vụ
Từ 500m đến 800m đối với khu vực đồng bằng
Từ 800m đến 1000m đối với các vùng trung du và miền núi
Từ 20m2 đến 35m2/1 trẻ.
3. Khu đất xây dựng
a. Hướng
Phải lưu ý hướng thiết kế trường mầm non cho phép mở cửa sổ các phòng học, phòng ngủ, phòng sinh hoạt, đạt yêu cầu về độ thông thoáng, có gió mát, tránh ánh nắng trực tiếp hay gắt từ hướng tây và hạn chế gió lạnh về mùa đông.
b. Chiều cao
Chiều cao công trình tối đa chỉ 2 tầng
Chiều cao mỗi phòng độ từ 3,3-3,6m
Phòng hoạt động âm nhạc và giáo dục thể chất cao tầm 3,9m
Hành lang, hiên chơi, cầu nối cao tầm 2,4-2,7m
Chiều cao lắp đặt thiết bị vệ sinh phải phù hợp với từng lứa tuổi các bé.
Độ dốc cầu thang chỉ nên từ 20-24 độ
4. Dây chuyền sử dụng
a. Khối nhóm các lớp học trong thiết kế trường mầm non
Dạng liên kết phải đảm bảo độ thông thoáng cho phòng chiếu sáng và cả phòng ngủ
Dạng biệt lập hoặc song lập cho mỗi nhóm lớp là một nhà nhỏ có kết cấu mái độc lập
b. Khối hành chính quản lý văn phòng trong thiết kế trường mầm non
Yêu cầu thuận tiện công tác phụ huynh liên hệ, quản lý được các nhóm lớp học
c. Khối công tác phục vụ trong thiết kế trường mầm non
Nhà bếp và khu giặt giũ phải đặt cuối hướng gió thổi
Nhà bếp phải đạt tiêu chuẩn bếp 1 chiều, đảm bảo buồng tách riêng giữa luồng đồ sạch và luồng dùng đồ bẩn
II. Các tiêu chuẩn trong bản vẽ thiết kế trường mầm non mới nhất
1. Tiêu chuẩn thiết kế phòng học trường mầm non
Các lớp học tại bản vẽ thiết kế trường mầm non đều phải đảm bảo độ rộng rãi, thoáng mát, và có đủ ánh sáng tự nhiên. Diện tích phòng học theo tiêu chuẩn quy định từ 1,5 – 1,8m2/ bé, độ rộng tối thiểu là 24m2 đối với các lớp nhà trẻ và tối thiểu 36m2 đối với mẫu giáo.
Không gian phòng học rộng rãi, được thiết kế trong thiết kế trường mầm non phù hợp với từng độ tuổi
2. Tiêu chuẩn thiết kế sân chơi trường mầm non
Thiết kế sân chơi với nhiều trò chơi thú vị nhưng an toàn cho trẻ thỏa sức vui chơi
Giống như các không gian khác, khu vực sân chơi cần có diện tích đủ lớn và rộng rãi để các bé thỏa thích chạy nhảy, nô đùa. Sân chơi chiếm 20% tổng diện tích bản vẽ thiết kế trường mầm non trường, bao gồm cả hành lang và mặt sàn rộng lớn. Có thể sử dụng thảm cỏ nhân tạo để tạo nên không gian xanh mát, tăng tính thẩm mỹ, thu hút cho khu vực trò chơi.
3. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh trong thiết kế trường mầm non nên xây khép kín hoặc liền kề với phòng học, phòng ngủ để thuận tiện hơn cho các bé lúc sử dụng. Giáo viên cũng sẽ dễ dàng quan sát, giúp đỡ các em những lúc cần thiết.
Không gian trong nhà vệ sinh phải thoáng đãng, sạch sẽ. Nên thiết kế tại những nơi có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào để giảm bớt vi khuẩn nấm gây bệnh.
Tiêu chuẩn diện tích nhà vệ sinh phải được đảm bảo diện tích từ 0,4 m2 – 0,6 m2/ trẻ
Thiết kế nhà vệ sinh ở trường mầm non
4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề hàng đầu, được quý phụ huynh và xã hội đặc biệt quan tâm, yêu cầu cao đối với sức khỏe các bé nhỏ. Khu bếp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn được kiểm soát chặt chẽ do Bộ Y Tế đề ra quy định. Không gian bếp thể hiện trong bản vẽ thiết kế trường mầm non phải luôn thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ. Chỉ chuyên dụng những thực phẩm tươi sống làm nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc rõ ràng để không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong bữa ăn.
Khu vực bếp phải luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
5. Thiết kế khuôn viên trường mầm non
Khuôn viên trường nên tận dụng nhiều mảng xanh để tạo không khí tự nhiên. Ngoài ra, trông các loại cây chính là cách giáo dục trẻ em biết yêu thương và bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Ngoài ra, việc tổ chức các lớp học ngoài trời ở khuôn viên cũng sẽ trở nên thích thú hơn khi giảng dạy các em nhỏ về loài cây loài hoa được trồng tại trường.
III. Mẫu thiết kế trường mầm non đẹp, đạt chuẩn quốc tế
1. Thiết kế trường mầm non có khu vực sảnh đón tiếp, hành lang, sân chơi chung (cả trong lẫn ngoài nhà)
Đây là khu vực rất quan trọng vì là bộ mặt chính của trường trông mắt phụ huynh các trẻ, các vị khách…. Các không gian cũng như đường nét thiết kế phải hấp dẫn thu hút sự chú ý của cả phụ huynh lẫn trẻ em từ những ánh nhìn đầu tiên.
2. Thiết kế mầm non khu vực phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung
Phòng ngủ trong trường cần có diện tích chuẩn từ 1,2 m2/trẻ đến 1,5 m2/trẻ. Không gian phòng phải có kích thước tối thiểu là 18m2 với nhóm nhà trẻ và 30m2 với đối tượng lớp mẫu giáo lớn. Ngoài ra, bản vẽ thiết kế trường mầm non với khu vực phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung phải đảm bảo các yếu tố sau:
Không gian yên tĩnh để trẻ có giấc ngủ ngon, không bị âm thanh lớn hoảng sợ.
Các đồ dùng như chăn gối, giường nệm đầy đủ và an toàn sạch sẽ cho trẻ.
Thiết kế phòng ngủ đảm bảo ấm áp về mùa đông và mát mẻ cho những ngày hè oi ả nóng nực.
3. Thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non
Không gian phòng vệ sinh cần thoáng đãng, sạch sẽ. Nên có trong bản thiết kế trường mầm non những nơi có ánh sáng tự nhiên để giảm bớt lượng vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh do ẩm mốc trong quá trình sử dụng.
Diện tích cần đảm bảo tiêu chuẩn diện tích từ 0.4 m2/trẻ- 0.6 m2/trẻ trong phòng wc.
Nền nhà vệ sinh phải dùng gạch lát hoặc gờ chống trơn trượt. Các thiết bị vệ sinh cần được sử dụng đúng loại, đúng kích thước theo độ tuổi được quy định và theo tiêu chuẩn sức khỏe Việt Nam TCVN 3907:2011…
4. Thiết kế lớp học mầm non phải phù hợp với từng lứa tuổi
Là một trong những không gian sinh hoạt chủ yếu và hàng ngày của trẻ nhỏ, do đó không gian lớp học cần phải đảm bảo các yếu tố thoáng đãng, có ánh sáng tự nhiên. Thể tích cũng như diện tích lớp học cần được thiết kế phù hợp với số lượng trẻ mỗi phòng học.
5. Thiết kế trường học mầm non đối với sân chơi của các bé:
Sân chơi nên rộng rãi, mềm mại để cho các bé thoải mái vui chơi mà vẫn đảm bảo an toàn. Nên thiết kế trường mầm non gắn với những trò chơi thú vị, lành mạnh, bổ ích.
6. Thiết kế mầm non khu vực nhà bếp:
Nhà bếp nên được thể hiện trong bản vẽ thiết kế trường mầm non đúng theo quy định 1 chiều và xây dựng ở cuối hướng gió thổi.
Xây dựng tách biệt và xa với phòng học, khu vui chơi và cả nhà vệ sinh.
Bếp ăn cho trường mầm non nên được xây dựng ở nơi thông thoáng, ngăn cách rõ ràng giữa khu nấu và chia khẩu phần thức ăn.
Vị trí phòng chia thức ăn nên gần với phòng ăn của các bé.
7. Thiết kế vườn rau mầm non cho bé
Có một địa điểm để các bé tự tay gieo bón và chăm sóc một chiếc cây nhỏ sẽ giúp tạo dựng một tình yêu thiên nhiên từ sớm trong trái tim ngây ngô của các bé nhỏ. Đồng thời, đây là cơ hội để các em được tiếp xúc với môi trường xung quanh ngoài sách và vở.
8. Thiết kế cổng trường mầm non
Cổng trường là công trình bắt mắt và nên được đầu tư vào thiết kế và thi công vi cổng trường càng to thể hiện mức chịu chi và độ hoành tráng của trường.
9. Thiết kế các hạng mục phụ trợ khác:
Trong bản vẽ thiết kế trường mầm non không thể thiếu các hạng mục phụ trợ. Vì vậy bạn cần quan tâm đến hạng mục này để đáp ứng được nhu cầu và thẩm mỹ vệ sinh.
Phòng y tế: xây dựng với diện tích vừa đủ, tối thiểu 10m2, phải trang bị đầy đủ những dụng cụ, thiết bị cơ bản đến khẩn cấp.
Phòng thay đồ cho nhân viên nên được thiết kế gọn gàng tại những vị trí hợp lý và bảo mật
Khu vực cất trữ cặp sách, quần áo, đồ dùng học tập của các bé cũng cần sắp xếp gọn gàng ngăn nắp
Phòng vệ sinh chung dành cho giáo viên phải sạch sẽ, phân chia nam nữ rõ ràng.
10. Mẫu thiết kế trường mầm non nhỏ đẹp
Hình ảnh thiết kế kiến trúc một số trường mầm non:
Mẫu thiết kế trường mầm non tư thục
Trường mầm non chuẩn đẹp
Trường mẫu giáo quốc tế theo chuẩn
11. Bản thiết kế trường mầm non 2 tầng trở lên
Hình ảnh thiết kế nhà trẻ từ ý tưởng cầu vồng 7 sắc
IV. Bản vẽ thiết kế trường mầm non đạt chuẩn quốc tế
V. Quy trình tư vấn, xây dựng bản vẽ thiết kế trường mầm non đẹp
1. Quy trình thiết kế trường mầm non đạt chuẩn như sau:
Bước 1: Hẹn gặp khách hàng để khảo sát mặt bằng thực tế.
Bước 2: Đo đạc chi tiết mặt bằng công trình và chụp ảnh lưu giữ.
Bước 3: Lập bảng phân tích và đánh giá công trình xây dựng.
Bước 4: Tham khảo ý kiến của chủ đầu tư.
Bước 5: Lên ý tưởng xây dựng bản vẽ thiết kế trường mầm non dựa trên số đo và yêu cầu của chủ đầu tư.
Bước 6: Lập bản hợp đồng thiết kế sơ bộ.
2. Hồ Sơ Thiết Kế Sơ Bộ
Bước 1: Quy hoạch tổng thể mặt bằng và giao thông.
Bước 2: Phân chia cụ thể các không gian chức năng.
Bước 3: Tính toán diện tích mặt bằng dùng để bố trí nội thất và phối cảnh không gian.
Bước 4: Lên thiết kế sơ bộ mặt cắt, mặt đứng.
Bước 5: Lên phối cảnh 3D ngoại thất trường mầm non tư thục nhỏ.
Bước 6: Thiết kế sơ bộ mặt bằng trần và sàn.
Bước 7: Liệt kê danh sách nội thất cần mua và nội thất phải thi công.
3. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công
Bước 1: Phần kiến trúc: Bản vẽ mặt bằng chi tiết gồm mặt đứng, mặt cắt và các chi tiết khác.
Bước 2: Trần và sàn nhà: Bản vẽ mặt bằng chi tiết trần và sàn.
Bước 3: Hệ thống điện: Bản vẽ chi tiết vị trí tủ điện, các công tắc ổ cắm và bóng đèn.
Bước 4: Hệ thống cửa và vách ngăn: Bản vẽ vị trí cửa và vách ngăn chi tiết.
Bước 5: Thiết bị kỹ thuật: Bản vẽ bố trí camera, điều hoà, báo cháy,…
Bước 6: Bếp: Bản vẽ mặt bằng chi tiết ống thoát mùi, hệ thống bể chứa,…
Bước 7: Bản vẽ chi tiết nội thất xây dựng cho tất cả các phòng.
VI. Lưu ý khi thiết kế trường mầm non
1. Thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn của kiến trúc
Nếu bạn không phải người làm trong lĩnh vực thiết kế thì sẽ rất khó để tưởng tượng ra một mô hình đẹp với đầy đủ công năng tốt dành cho trẻ vì vậy, nên tham khảo kỹ càng trước khi vào thiết kế.
2. Bản vẽ thiết kế trường mầm non đáp ứng quy chuẩn giáo dục
Có rất nhiều trường mầm non được các bậc phụ huynh lựa chọn, vì thế bạn phải làm thế nào để tạo được sự thu hút cho các bậc phụ huynh và sự yêu thích của trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên.
3. Thiết kế, thi công đảm bảo tiến độ
Bạn cần nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế để tránh xảy ra sơ suất làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành kinh doanh nhà trẻ.
Hy vọng những thông tin cần thiết về bản vẽ thiết kế mầm non sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để thiết kế và xây dựng. Nếu bạn muốn chỉnh chu từ khâu thiết kế đến thi công thì hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình nhé.